Xem thêm: Fons Trompenaars & Charles Hampden Turner 2008, tr.135-

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập môn học Kỹ năng giao tiếp (Trang 105 - 107)

II. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA TOÀN CẦU HÓA TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP

6. Xem thêm: Fons Trompenaars & Charles Hampden Turner 2008, tr.135-

________________________________________________________________________________C

hương trình Giáo dục Tổng quát –ĐH Hoa Sen 106

Bạn nghĩ gì khi nghe câu chuyện trên? Có hai vấn đề cần đề cập là ngôn ngữ (gồm nói –viết) và ngôn ngữ cơ thể. Nếu ngôn ngữ là một bước tiến vĩ đại của loài người thì ngôn ngữ cơ thể lại là cội nguồn của hoạt động giao tiếp. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp đều có thể dẫn đến những hiểulầm với những điều ta tin rằng mình đã rất am hiểu.

Lợi và bất lợi khi dùng ngôn ngữ quốc tế

Mặc dù ngôn ngữ kinh doanh quốc tế chủ yếu là tiếng Anh, nhưng đôi khi vẫn xảy ra hiểu lầm do những người sử dụng nhấn mạnh sai trọng âm, không nói trôi chảy hoặc dịch sai ý. Ví dụ, thành viên người Mỹ La tinh trong một nhóm tư vấn đa văn hoá từng than thở “Nhiều lúc tôi cảm thấy do khác biệt về ngôn ngữ nên tôi không thể diễn tả đúng cảm giác của mình. Tôi để ý thấy khi nói chuyện với một người Mỹ thì anh ta chính là người dẫn dắt. Tôi hiểu điều này nhưng vẫn thất vọng”.

Một thành viên người Mỹ trong công ty gồm cả nhân viên người Mỹ và Nhật bản, phụ trách mở rộng thị trường cho một công ty Mỹ và Nhật Bản cho biết: “Đây hoàn toàn là một công ty đã bị Mỹ hoá. Tôi không quan tâm nhiều đến phản ứng của những tư vấn viên người Nhật và cảm thấy họ không nói thông thạo như mình, thậm chí cho rằng họ không đủ thông minh, và do vậy không có khả năng tạo thêm giá trị”. Vậy là ở đây, những nhân viên người Mỹ đã đánh giá thấp khả năng của đồng nghiệp người Nhật. Rõ ràng, nếu muốn thâm nhập vào thị trường Nhật Bản mà không có sự giúp đỡ của họ, công ty sẽ giảm thiểu cơ hội thành công và tăng thêm thách thức.

Thành viên không nói thông thạo ngoại ngữ có thể là người giỏi nhất trong lĩnh vực chuyên môn, chỉ là những khó khăn trong giao tiếp khiến mọi người không nhận ra mà thôi. Nếu đồng nghiệp coi thường hoặc không kiên nhẫn, mâu thuẫn chắc chắn sẽ xảy ra. Những nhân viên không thông thạo ngoại ngữ có thể cảm thấy ít có động lực đóng góp vào thành công chung, hoặc lo lắng về những đánh giá hiệu quả công việc của mình và viễn cảnh công việc trong tương lai. Xét về toàn thể, công ty cũng sẽ phải trả giá khi không kiểm soát được môi trường làm việc đa quốc gia để nhận lại hiệu quả không mong muốn.

Trong vài trường hợp, nhiều công ty đã sử dụng tính khác biệt ngôn ngữ để giải quyết xung đột. Ví dụ, một nhóm phụ trách mua hàng gồm nhân viên người Mỹ và Mỹ La tinh phụ trách đàm phán với một nhóm nhà cung cấp người Hàn Quốc. Đàm phán diễn ra tại Hàn Quốc, nhưng dùng chung ngôn ngữ tiếng Anh. Rất thường xuyên, những người Hàn Quốc “họp kín” ngay tại bàn đàm phán bằng cách nói tiếng Hàn. Phản ứng lại, nhóm phụ trách mua hàng cũng tỏ vẻ “họp kín” bằng tiếng Tây Ban Nha (mặc dù trên thực tế họ chỉ nói chuyện về những sự kiện diễn ra trên thế giới hay tin tức thể thao). Hiểu rõ cách phản ứng của các đồng nghiệp, nên những đàm phán viên người Mỹ cũng hùa theo trò chơi. Phương pháp này tỏ ra có hiệu quả: một cách gián tiếp, những người Hàn Quốc hiểu rằng nói chuyện bằng tiếng Hàn ngay tại bàn đàm phán là không lịch sự và sẽ gây tức giận cho phía đối tác. Kết quả, cả hai bên đàm phán đều cắt bỏ phần bàn luận bằng tiếng địa phương.

________________________________________________________________________________C

hương trình Giáo dục Tổng quát –ĐH Hoa Sen 107

Hiểu lầm về từ ngữ

Một quản lý người Mỹ lãnh đạo dự án xây dựng giao diện cho hệ thống dữ liệu khách hàng, đã từng làm viêc với cả người Mỹ và người Nhật đã giải thích vấn đề trong nhóm của anh ta thế này: ”Tại Nhật Bản, mọi người muốn nói chuyện và bàn luận. Sau đó chúng tôi sẽ nghỉ giải lao và tán gẫu với nhau. Nhân viên người Nhật luôn muốn có sự hòa hợp trong tổ chức. Nhưng một trong những bài học tôi phải rất khó khăn mới học được là khi tôi nghĩ rằng họ đang nói “vâng”thì thực chất chỉ là “tôi đang nghe anh nói đây”.

Điều này cũng giống như từ “dạ”, “vâng” trong tiếng Việt, vì thường xuyên nghĩa của nó không đồng nhất với “phải”, “đúng” mà chỉ đơn thuần là từ đệm để duy trì cuộc đối thoại của mình hay khuyến khích người khác tiếp tục chia sẻ ý kiến. Bên cạnh đó, còn phải xét đến ngữ cảnh và đặc trưng ứng xử về văn hóa giới tính của tộc người. Một người Mỹ hỏi cô bạn gái người Việt của mình: “Em có yêu anh không?” Cô nàng nũng nịu kéo dài giọng: “Khôngggggggg”. Anh bạn trai người Mỹ chắc chắn sẽ hiểu ngay từ “không” là “không”, nhưng nếu là anh bạn người Việt thì chắc chắn anh ta sẽ dịch ngay ra “không” là “có”. Vậy, cách hiểu nào đúng trong tình huống này? Tại sao? Chắc chắn các bạn đã có câu trả lời.

Sự khác biệt giữa thông ngôn và phiên dịch

Trong các cuộc đàm phán, người phiên dịch được coi là trung lập, giống như một hộp đen, trong đó, từ ngữ đi vào bằng một thứ tiếng và đi ra bằng một thứ tiếng khác. Tuy nhiên, với những người đến từ các quốc gia có nền văn hóa cộng đồng (phương Đông) thì người phiên dịch không đơn thuần làm nhiệm vụ chuyển đổi ngôn ngữ, mà anh ta sẽ đảm đương vai trò của người điều hòa các hiểu lầm xuất hiện trong văn hóa cũng như trong ngôn ngữ, nói cách khác, người phiên dịch giữ vai trò trung gian giúp cuộc giao tiếp giữa các đối tác diễn ra thuận lợi. Trong nhiều trường hợp, anh ta sẽ trở thành người đàm phán cao nhất trong nhóm và giữ vai trò là người thông ngôn hơn là người phiên dịch7.

Giải mã sai tín hiệu ngôn ngữ cơ thể

Thông thường, nếu không thông thuộc ngôn ngữ nói, viết của nhau thì đối tượng giao tiếp sẽ nghĩ ngay đến việc sử dụng phương tiện giao tiếp cổ xưa và cũng phổ biến nhất là ngôn ngữ cơ thể. Thế nhưng, những tín hiện tưởng chừng là quen thuộc và thường được mặc định cách lý giải giống nhau thì đôi khi ở một số địa phương, thông điệp được đưa ra là hoàn toàn ngược lại. Như câu chuyện trên, hành vi gật đầu vốn được rất nhiều nền văn hóa lý giải là sự đồng ý, đồng tình, đúng, phải. Thế nhưng, ở một số nơi như vùng Bắc Ấn Độ hay Bulgari,… gật đầu có nghĩa là sai, là không đồng ý. Một tín hiệu hiện đại phổ biến khác là thì với người Mỹ, tín hiệu này là đồng ý, nhưng khi bạn thể hiện nó với người Pháp thì lại mang hàm nghĩa: tôi không chịu, không đồng ý,…

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập môn học Kỹ năng giao tiếp (Trang 105 - 107)