NỀN VĂN HÓA KHÁC

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập môn học Kỹ năng giao tiếp (Trang 109 - 112)

II. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA TOÀN CẦU HÓA TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP

NỀN VĂN HÓA KHÁC

Dị biệt văn hóa là không tránh khỏi. Tuy nhiên, ý thức về sự tồn tại tất yếu của nó sẽ giúp ta có cách ứng xử phù hợp và tránh được những xung đột văn hóa. Và chắc chắn một điều, chúng ta không bao giờ kiểm soát, làm chủ được hết tiến trình giao tiếp vì sự thành công của quá trình giao tiếp không phụ thuộc vào một phía. Hơn nữa, sự khác biệt luôn thay đổi theo thời gian và mỗi cá nhân chúng ta không đủ khả năng trở thành người “biết tất cả”. Chính vì những lý do trên, chúng ta nên:

4.1. Thừa nhận sự khác biệt văn hóa, tư duy, lối sống

 Sự khác biệt là một yếu tố hiển nhiên thuộc về nhu cầu khẳng định cái cá nhân trong bản thân mỗi con người.

 Sự khác biệt đem lại cho xã hội một sự đa dạng và phong phú.

 Sự khác biệt không chống lại xu hướng toàn cầu hóa, trái lại, nó làm cho qua trình toàn cầu hóa linh hoạt hơn.

 Sự khác biệt “thử thách” con người và “tôi luyện” con người trở nên “người” hơn trong qua trình giao tiếp đa văn hóa.

________________________________________________________________________________C

hương trình Giáo dục Tổng quát –ĐH Hoa Sen 110

4.2. Học hỏi, tích lũy và cập nhật kiến thức về môi trường kinh doanh mà bạn dự định

hoặc đang tham gia một cách liên lục

 Đừng kỳ vọng bạn sẽ hiểu hoàn toàn một nền văn hóa nào đó.

 Không khái quát hóa, hay đưa ra những mẫu số chung. Ví dụ: người Mỹ thì…

 Nghiên cứu toàn bộ môi trường sắp thiết lập mối quan hệ qua sách báo, internet, đặc biệt là học hỏi nơi những người đã và đang làm việc trong môi trườngvăn hóa đó.

 Hãy khám phá văn hóa, đặc biệt là văn hóa giao tiếp (bất cứ quy tắc hoặc nghi thức đặc biệt nào) của đất nước, vùng, miền… nơi bạn tham gia vào và trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm sống.

 Rút ngắn những khoảng cách dị biệt văn hóa bằng cách hướng đến những điểm chung mang tính nhân văn.

4.3. Phát triển kỹ năng giao tiếp đa văn hóa

 Hãy nhận lãnh trách nhiệm “chủ động” thích nghi, học hỏi. Đừng cho rằng nhiệm vụ của người khác là phải truyền thông giao tiếp với bạn.

 Không xét đoán. Hãy học cách lắng nghe toàn bộ thông điệp.

 Học cách bày tỏ sự tôn trọng những dị biệt.

 Nỗ lực đồng cảm.

 Học cách kiểm soát sự thất vọng trong những tình huống không quen thuộc.

 Kiên nhẫn khi phải đối mặt với sự bất đồng trong môi trường đa văn hóa.

 Không phân tâm và vượt qua vẻ bề ngoài của đối tượng giao tiếp.

 Linh động: sẵn sàng cho một cách thể hiện khác với thói quen để bày tỏ sự tôn trọng và giúp cho người đối diện hiểu rõ thông điệp hơn.

 Tìm kiếm và nhấn mạnh những điểm chung.

 Gia tăng độ nhay cảm của bạn về văn hóa.

 Không đối xử với người khác theo cách mà mình muốn được đối xử mà đối xử với người khác theo cách mà họ mong đợi.

 Xem đối tượng giao tiếp là những cá nhân riêng biệt có một số những điểm chung của nền văn hóa mà họ xuất phát. Hạn chế quy chụp, đánh đồng hay thành kiến, định kến.

---- // ---

Danh mục Tài liệu tham khảo:

1. Allan & Barbara Pease 2010, Cuốn sách hoàn hảo về ngôn ngữ cơ thể, Nguyễn Hữu Thành dịch, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

2. Duck Steve and David T. McMahan 2012, The basic of communication – A relational perspective, 2nd Edition, SAGE Publications, Canada.

3. Fons Trompenaars & Charles Hampden Turner 2008, Chinh phục các đợt sóng văn hóa, NXB Tri thức.

________________________________________________________________________________C

hương trình Giáo dục Tổng quát –ĐH Hoa Sen 111

5. Nguyễn Hồng Chí, Toàn cầu hóa – Thực tiễn và tiến hóa nhân loại, đăng ngày 28/07/2006 trên http://vietsciences.free.fr/timhieu/tramhoa/toancauhoa.htm

6. Nguyễn Hữu Thân 2006, Truyền thông giao tiếp trong kinh doanh để hội nhập toàn cầu, tái bản lần 2, NXB Thống kê.

7. Nguyễn Hữu Thân 2008, Truyền thông giao tiếp trong kinh doanh, NXB Lao động Xã hội.

8. Nguyễn Trọng Chuẩn, “Toàn cầu hóa hiện nay, Tạp chí Triết học, Giáo trình Cao học Văn hóa học chuyên đề “Toàn cầu hóa văn hóa”, khoa Văn hóa học, ĐH KHXH&NV TP.HCM.

9. Nguyễn Văn Đồng 2009, Tâm lý giao tiếp, NXB Chính Trị - Hành Chính.

10.Nguyễn Vũ Hảo, Giao tiếp liên văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa: một số vấn đề triết học, đăng ngày 30/04/2009 trên http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa- hoc-ung-dung/van-hoa-giao-tiep/1207-nguyen-vu-hao-giao-tiep-lien-van-hoa-trong- boi-canh-toan-cau-hoa-mot-so-van-de-triet-hoc.html.

________________________________________________________________________________C

hương trình Giáo dục Tổng quát –ĐH Hoa Sen 112

Bài đọc thêm:

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập môn học Kỹ năng giao tiếp (Trang 109 - 112)