QUẢN LÝ XUNG ĐỘT

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập môn học Kỹ năng giao tiếp (Trang 116)

II. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA TOÀN CẦU HÓA TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP

QUẢN LÝ XUNG ĐỘT

Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài này, sinh viên sẽ:

− Liệt kê được các dấu hiệu của xung đột. Phân tích được những vấn đề cơ bản và tính hai mặt của xung đột.

− Liệt kêđược các nguyên nhân gâyra xung đột.Và phát biểu được ý nghĩa của các cách giải quyết xung đột và quản lý xung đột.

− Ứng dụng lý thuyết vào việc tìm hiểu khuynh hướng giải quyết xung đột của chính bản thân và người khác.

− Vận dụng cách thức giao tiếp hiệu quả để quản lý xung đột, xây dựng mối quan hệ hiệu quả, tích cực trong công việc và đời sống.

− Hình thành thái độ đúng mực khi đối diện với xung đột. Xây dựng ý thức tôn trọng người khác trong mọi tình huống giao tiếp, và tinh thần hợp tác trong môi trường làm việc.

Nội dung chính:

o Tổng quan về Xung đột

o Tổng quan về Xung đột

− 06 bước giải quyết xung đột

− Giải quyết mâu thuẫn theo mô hình Thomas & Kilmann

− Các phương pháp giải quyết xung đột tại cơ quan

Nghiên cứu tình huống: Tại công ty TNHH Bình Nguyên.

Sáng nay vào đầu giờ làm việc, GĐ Nguyên gọi anh Nam lên khiển trách vì anh đã không thông báo việc thay đổi nhân sự tham gia buổi tập huấn tại Vũng Tàu tuần qua cho chị Mai làm chị Mai không có mặt trong buổi tập huấn đó.

Trong tâm trạng xấu hổ, bực bội với sếp, Nam tìm gặp Mai. Vừa gặp Mai, Nam đã đập bàn, quát tháo và nặng lời với chị Mai vì anh nghĩ chị Mai đã báo sếp trong khi anh đã dán thông báo về việc thay đổi nhân sự này vào chiều thứ 6, tức trước 2 ngày buổi tập huấn diễn ra vào thứ 2 tuần sau.

Sau một hồi lời qua tiếng lại, cả hai bỏ đi.

Hôm nay, Mai nộp bảng tổng hợp về doanh số bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ của công ty cho sếp. Sau cuộc họp với hội đồng quản trị, ông Nguyên gọi Mai lên và bực tức vì một vài số liệu trong bảng báo cáo không chính xác.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập môn học Kỹ năng giao tiếp (Trang 116)