Một số chiêu thức để tạo dư luận tốt và tránh những dư luận không tốt trong giao tiếp có thể tham khảo và ứng dụng:

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập môn học Kỹ năng giao tiếp (Trang 29 - 31)

II. YẾU TỒ TÂM LÝ ẢNH HƯỞNG, TÁC ĐỘNG QUA LẠI TRONG GIAO TIẾP

b. Một số chiêu thức để tạo dư luận tốt và tránh những dư luận không tốt trong giao tiếp có thể tham khảo và ứng dụng:

________________________________________________________________________________C

hương trình Giáo dục Tổng quát –ĐH Hoa Sen 30

Nếu bạn là quản lý, bạn có thể ứng dụng dư luận xã hội để tạo nên sự chỉnh đốn, chấn chỉnh nhân viên thay vì các văn bản chính thức gây nên sự căng thẳng trong tổ chức hoặc trước khi áp dụng một qui định nào đó mà bạn muốn nhân viên của bạn làm quen từ trước. Vd: Một vị quản lý thấy nhân viên của mình không chỉnh chu lắm trong giờ làm, ông đã cố tình tạo ra thông tin có đợt giảm biên chế lớn và ai không chỉnh chu trong giờ giấc và công việc thì sẽ bị cắt giảm, sau đợt bắn tin đó thái độ làm việc của mọi người tốt hơn hẳn và thực tế không có đợt giảm biên chế nào cả. Vd: một công ty trước khi áp dụng qui định chấm công bằng quẹt vân tay, ai đi trễ 1 phút xem như trễ 1 giờ và trừ tiền lương giờ đó. Để tạo tâm thế tốt cho hoạt động này, quản lý công ty đã bắn tin về việc này từ trước đó để tránh trạng thái hụt hẩng.

Xét ở mặt thông tin thì dư luận là một kênh mà bản thân chúng ta có thể xem đó như một nguồn thông tin để định hướng các hành động giao tiếp. Tuy nhiên, sự chính xác của kênh này là một vấn đề lớn. Vì vậy, khi nghe bất cứ thông tin nào từ dư luận hãy tiếp nhận nó, xem xét, điều tra, định hướng giao tiếp và hết sức cẩn trọng với những âm mưu từ việc giựt dây dư luận của một ai đó…

Các nhà quản lý có thể đo lường sự phản ứng của tập thể trước các quyết định lớn và có tầm ảnh hưởng rộng trước khi ra các quyết định này. Vd: Trước khi ra quyết định về tăng học phí ở các bậc giáo dục phổ thông, các bàn thảo đã tạo dư luận phản đối kịch liệt của dân chúng, chính vì vậy chính phủ đã bỏ quyết định này.

Chính sự không chính xác và các động cơ sử dụng dư luận làm công cụ của một số kẻ xấu nên chúng ta cần khách quan trước các dư luận và đặc biệt không bị sự lây lan cảm xúc từ những người truyền dư luận và tiếp tay trở thành kênh phát tin cho dư luận ấy.

2.4 Bầu không khí nhóm:a. Khái niệm: a. Khái niệm:

Cũng theo Thái Trí Dũng (2004), bầu không khí tâm lý xã hội của tập thể là trạng thái tâm lý xã hội phản ánh, tính chất, nội dung của các mối quan hệ giữa các thành viên trong tập thể đó.

Bầu không khí có vai trò gìđối với hoạt động của tập thể?

- Bầu không khí tâm lý xã hội nảy sinh trên cơ sở các điều kiện cụ thể của hoạt động và giao tiếp, nhưng khi đã hình thành nó lại có tác dụng qui định trở lại những đặc điểm tâm lí và hành vi của mọi người trong nhóm.

- Bầu không khí tâm lý xã hội có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự hoạt động của con người.

b. Một số chiêu thức để tạo dư luận tốt và tránh những dư luận không tốt trong giao tiếp có thể tham khảo và ứng dụng: giao tiếp có thể tham khảo và ứng dụng:

- Tạo sự tiếp xúc thoải mái giữa các thành viên.

- Tạo có sự đồng cảm, tôn trọng, giúp đỡ nhau trong công việc. Có sự quan tâm tới đời sống vật chất và tinh thần của mỗi thành viên.

________________________________________________________________________________C

hương trình Giáo dục Tổng quát –ĐH Hoa Sen 31

Ví dụ

Mo ̣t đo ̣i sản xuát tién hành bình bàu cá nha n xuát sác trong na m, khi biẻu quyét bàu thành vie n A, thành vie n B trong tha m ta m kho ng tán thành, nhưng nhìn quanh đèu tháy mọi người giơ tay ne n A cũng từ từ giơ tay.

- Phân chia, xác định trách nhiệm cá nhân đúng đắn. Mỗi người tự nhận về mình một phần công việc của nhóm và thực hiện công việc này với tinh thần trách nhiệm cao. Nhóm/tập thể quan tâm tới từng thành viên của mình.

- Tạo môi trường, cơ hội để cá nhân được tự do phát biểu ý kiến vềnhững vấn đề liên quan đến cảnhóm, tập thể.

- Có sự nhận xét, phê bình mang tính xây dựng.

- Mục đích hoạt động của tập thể được các thành viên hiểu rõ ràng. Mỗi người đều được tham gia đóng góp ý kiến, tìm biện pháp thực hiện.

- Người lãnh đạo nhómvừa là thủ trưởng, vừa là thủ lĩnh. - Tạo năng suất lao động và hiệu quả công việc cao.

- Tạo môi trường cho những người mới đến nhanh chóng hòa nhập.

2.5Áp lực nhóm: a. Khái niệm: a. Khái niệm:

Theo Chu Văn Đức (2005), áp lực nhóm là hiện tượng tâm lý một người hay một khi một người hoặc một số người người ý kiến trái với ý kiến đa số, thì những người này thường chịu một áp lực tâm lý gọi là áp lực nhóm. Dưới áp lực này người đó có xu hướng thay đổi ý kiến của mình hoặc thay đổi ý kiến đa số.

Như vậy, áp lực nhóm tạo nên hiện tương a dua trong tổ chức. A dua tồn tại dưới 2 dạng:

(i) A dua bên ngoài: Bản thân chủ thể giao tiếp không tán thành với quan điểm của nhóm, nhưng dưới áp lực số đông, nên tán thành nhưng bên trong thì chống đối, không tán thành.

(ii) A dua bên trong: cá nhân bị thuyết phục hòa toàn bởi ý kiến đa số.

Bên cạnh áp lực nhóm, thì áp lực cá nhân cũng là một vấn đề của hoạt động giao tiếp.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập môn học Kỹ năng giao tiếp (Trang 29 - 31)