VĂN HÓA VÀ DỊ BIỆT VĂN HÓA

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập môn học Kỹ năng giao tiếp (Trang 104 - 105)

II. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA TOÀN CẦU HÓA TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP

2 VĂN HÓA VÀ DỊ BIỆT VĂN HÓA

Mỗi chúng ta đều thuộc về một nền văn hóa nhất định, vì thế chúng ta có bản sắc văn hóa. Những khác biệt về văn hóa có thể được tạo nên từ nền văn hóa mà chúng ta xuất thân (ví dụ như nền văn hóa Việt Nam), nhóm văn hóa mà chúng ta tham gia (nhóm thờ Phật, nhóm chơi Cosplay,…). Những khác biệt này sẽ tạo nên “dị biệt văn hóa”. Và vì văn hóa thấm đẫm trong từng ngóc ngách của cuộc sống nên “dị biệt văn hóa” hiểu một cách đơn giản nhất là tất cả những gì thuộc về tôi mà không (hoặc chưa) thuộc về anh và ngược lại. Nó giúp tạo nên bản sắc riêng của từng cá thể, rộng hơn là từng tộc người, từng quốc gia, dân tộc.

Dị biệt văn hóa có thể là một rào cản khó vượt qua. Khi bạn viết hoặc nói chuyện với một người khác văn hóa với bạn, bạn sẽ truyền đi một thông điệp bằng cách sử dụng những quan niệm theo nền văn hóa mà bạn xuất phát. Tuy nhiên, người nhận thông điệp giải mã theo quan niệm của nền văn hóa của chính họ, vì thế, ý nghĩa của thông điệp có thể bị hiểu sai. Sự khác biệt giữa nền văn hóa của người gửi và nền văn hóa của người nhận càng lớn bao nhiêu thì rủi ro về sự hiểu lầm càng nhiều bấy nhiêu.

Nhìn chung những dị biệt văn hóa thường xảy ra trong các lĩnh vực sau:

3.1. Khác biệt trong cách thức giao tiếp hàng ngày

Khác biệt thường thấy là việc giao tiếp trực tiếp không trực tiếp. Giao tiếp trực tiếp (từ Ađến B, không qua trung gian) là cách thức thường thấy của những người đến từ các nền văn hóa phương Tây5. Điều này có nghĩa rằng, mọi chuyện phải được rõ ràng, người nói không cần để ý quá nhiều đến hoàn cảnh cuộc nói chuyện và người nghe cũng không cần mất công “phiên dịch”, đoán . Ví dụ, các nhà đàm phán phương Tây tìm kiếm thông tin cần thiết về sở thích của đối tác bằng những câu hỏi trực tiếp như “Anh thích lựa chọn A hay lựa chọn B?”. Tuy nhiên, cách thức này ở những nước thuộc nền văn hóa phương Đông có thể bị xem là sỗ sàng và thiếu lịch sự. Biên giới của những điều tế nhị trong văn hóa phương Đông vì thế cũng mở rộng hơn. Vậy là trong những cuộc đàm phán giữa hai nền văn hoá phương Đông và phương Tây, những người phương Đông có thể hiểu văn hoá giao tiếp của phương Tây, nhưng người phương Tây sẽ khó mà hiểu được văn hoá giao tiếp của người phương Đông.

Khác biệt trong giao tiếp trực tiếp và không trực tiếp giữa các nền văn hoá có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong mối quan hệ giữa các thành viên. Một quản lý người Mỹ làm việc với cả người Mỹ và người Nhật về một dự án xây dựng giao diện cho hệ thống. Khi nhà quản lý người Mỹ nhận ra có vấn đề đe doạ ngưng hoạt đông trong toàn bộ hệ thống, ông ta đã gửi thư điện tử cho ông chủ người Mỹ và các thành viên người Nhật trong nhóm. Phản ứng thật khác nhau. Ông chủ người Mỹ ngay lập tức đưa ra lời cảnh báo trực tiếp, còn những đồng nghiệp người Nhật lại bối rối, cho rằng ông ta đã “quá lời”, xâm phạm nghiêm

5. Phương Tây thường ám chỉ các quốc gia có nguồn gốc văn hóa du mục thường là các quốc gia Châu Mỹ và một số

nước Châu Âu; còn phương Đông đa phần chỉ các quốc gia Châu Á có nền văn hóa gốc nông nghiệp. Tuy nhiên, vì sự di

________________________________________________________________________________C

hương trình Giáo dục Tổng quát –ĐH Hoa Sen 105

trọng các nguyên tắc. Phản ứng của họ càng khiến cho nhà quản lý thấy khó giải quyết vấn đề. Có lẽ các nhân viên người Nhật sẽ phản ứng tích cực hơn, nếu người quản lý diễn tả vấn đề một cách gián tiếp. Ví dụ, người quản lý có thể hỏi họ chuyện gì sẽ xảy ra nếu hệ thống không hoat động thông suốt?

Câu chuyện này cho ta bài học: tại Nhật Bản, đưa ra phản ứng gay gắt ngay trước mặt là một điều cấm kỵ. Và hành động của nhà quản lý người Mỹ không chỉ xâm phạm đến nguyên tắc xã hội, mà còn cả tâm lý. Bạn muốn hỏi hành động đáp trả của những đồng nghiệp người Nhật ư? Họ đưa anh chàng người Mỹ đến “văn phòng” nhỏ xíu, đúng nghĩa một cái kho, nơi chỉ có duy nhất một cái bàn và điện thoại. Rồi họ tìm cách tách khỏi anh ta, đưa ra dấu hiệu rõ ràng nhất rằng anh ta không thuộc cộng đồng của họ, và họ chỉ giao tiếp với anh ta khi cần.

Nhìn hay không nhìn vào mắt

Chúng ta học giao tiếp phi ngôn ngữ, và chúng ta được khuyến khích nhìn thẳng vào mắt đối phương để thể hiện sự tôn trọng, tính thật thà và mức độ quan tâm của mình tới điều người khác chia sẻ. Tuy nhiên, mời bạn đọc câu chuyện sau đây:

Leonel Brug – một thanh niên lớn lên ở Curacao (một quốc đảo nằm ở phía Nam biển Caribe) và Suriame (một quốc gia vùng Nam Mỹ). Khi còn là một cậu bé, anh không có thói quen giao tiếp bằng mắt, thế nhưng bà ngoại người Curacao khi đó đã tát vào mặt anh và quát: “Nhìn thẳng vào mặt bà này”. Hành động này có nghĩa: tôn trọng người lớn tuổi hơn là nhìn vào mắt họ. Leonel học rất nhanh, và khi anh đến Suriname, anh đã nhìn thẳng vào mặt bà nội của mình khi nóichuyện để thể hiện sự tôn kính. Bất ngờ thay, bà nội cũng lạo tát anh . Hành động của bà nội nói lên rằng: tôn trọng người lớn ở Sriname có nghĩa là không được nhìn vào mắt họ.6

Cũng như vậy, việc nhìn hay không nhìn vào mắt một ai đó với từng nền văn hóa cũng quan trọng như việc bạn có cúi đầu, gập người khi chảo hỏi một người khác hay chỉ giơ tay chào.

3.2. Không thông thuộc ngôn ngữ

Câu chuyện vui kể rằng: một người ngoại quốc thông thạo đến 5 thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc, Tây Ban Nha. Trong chuyến du lịch, anh bị lạc đường đến một bộ tộc nọ. Anh vận dụng hết mọi khả năng ngôn ngữ của mình nhưng hai người đàn ông địa phương vẫn không hiểu anh muốn gì. Cuối cùng anh đành dùng phương pháp cổ xưa nhất là vẽ hình một con suối và chỉ về phía trước, ý hỏi đi thẳng tới trước là sẽ gặp con suối, phải không? Cả hai người đàn ông tỏ ra hiểu ý và cùng gật đầu. Anh tự tin đi tiếp. Khi anh vừa đi khỏi, hai người đàn ông nói với nhau: “Chắc chúng ta phải học thêm ít nhất là một ngoại ngữ nữa để có thể hiểu người khác nói gì”. Người còn lại gật đầu: “Ui dào, học làm gì, ông kia học 6, 7 thứ tiếng mà vẫn không hiểu chúng ta nói gì đó, thậm chí chúng ta ra dấu ở phía trước không có con suối nào đâu mà ông ta vẫn không hiểu đó thôi”.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập môn học Kỹ năng giao tiếp (Trang 104 - 105)