Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể [5]

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập môn học Kỹ năng giao tiếp (Trang 71 - 75)

I CÁC KỸ NĂNG GAO TẾP CƠ BẢN 1 Khái niệm [14, 71]

7. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể [5]

Tác giả Nguyễn Thanh Huyền đã đưa ra những hướng dẫn thực hành kỹ năng sử dụng phi ngôn ngữ như sau:

+ Rèn luyện thường xuyên: Phần nhiều cử chỉ là phản xạ tự nhiên, tự động kết hợp với những gì có trong tâm trí chúng ta, tại bất kỳ thời điểm và thể hiện ra bên ngoài mà hầu như ta hoàn toàn không tự nhận biết (chẳng hạn, nhiều người trong khi giao tiếp với người khác lại thường cho chân lên ghế, hoặc rung đùi, khua tay múa chân, ngoáy tai, ngoáy mũi, xỉa răng vv…). Vẫn biết đó là những cử chỉ không đẹp nhưng không phải ai cũng có thể dễ dàng loại trừ chúng một khi chúng đã trở thành thói quen vô thức. Trong thực tế, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể thông qua những biểu hiện rất đơn giản, nhưng đòi hỏi mỗi người phải tinh tế, khéo léo, học hỏi, rèn luyện bằng cách tập chú ý quan sát thái độ và hành vi của đối phương để nhận thức cái hay, cái dở; bắt chước những cử chỉ đẹp, loại bỏ những hành vi xấu nhằm điều chỉnh cử chỉ, hành động của mình một cách hợp lí, kiềm chế được ngôn ngữ cơ thể, khiến mỗi chúng ta trở nên tinh tế hơn trong giao tiếp.

+ Hãy bắt đầu bằng nụ cười. Một nụ cười chân thật là bước khởi đầu để mở những cánh cửa tiếp theo, sưởi ấm mọi trái tim đồng thời xây dựng sự tôn trọng, tin tưởng vào các mối quan hệ.

+ Học hỏi: Để ý tới những hành động phi ngôn ngữ của người khác sẽ giúp cải thiện được kỹ năng giao tiếp của mình bởi ngoài ý nghĩa của ngôn từ, tất cả những tín hiệu của những cử chỉ đều phát đi những thông tin quan trọng. Đặc biệt theo dõi cử chỉ và lời nói có

________________________________________________________________________________C

hương trình Giáo dục Tổng quát –ĐH Hoa Sen 72

ăn khớp với nhau không. Bởi vì, khi ngôn ngữ không khớp với các tín hiệu phi ngôn ngữ thì người ta sẽ bỏ qua những lời bạn nói và chỉ chú ý tói các biểu hiện phi ngôn ngữ.

+ Hiểu chính xác tín hiệu giao tiếp và sử dụng hợp lí, đúng quy tắc. Ngoài việc để ý đến các cử chỉ điệu bộ và thông điệp của người đối diện, bạn còn phải biết cách đọc được những cử chỉ của người ấy và ý nghĩa của chúng. Khi có được kinh nghiệm đó, bạn sẽ nhận biết được người đối diện, nhận biết bản thân và kiểm soát bản thân cũng như người đối diện bằng hành động phi ngôn ngữ. Hãy luôn nắm bắt tín hiệu theo nhóm. Một cử chỉ đơn lẻ có thể ám chỉ nhiều điều nhưng có khi cũng chẳng là gì hết. Thái độ tổng thể của một người nói lên nhiều điều hơn là một hành động riêng rẽ của họ. Chìa khóa để đọc chính xác các hành động phi ngôn ngữ là nhìn vào những nhớm tín hiệu nhằm nhấn mạnh một điểm chung. Nếu bạn chỉ tập trung tới một tín hiệu trong số rất nhiều tín hiệu thì rất có khả năng bạn sẽ hiểu lầm ý người khác. Ngôn ngữ cơ thể phản ánh cảm xúc thực sự bên trong con người nên hiểu được nó, bạn có thể sử dụng chúng một cách có lợi nhất.

Trong khi truyền tải một thông điệp,việc sử dụng tín hiệu phi ngôn ngữ và cử chỉ để nhấn mạnh khiến cho giao tiếp của bạn hiệu quả và ý nghĩa hơn. Tuy nhiên bạn cũng đừng nên vung tay, vung chân quá nhiều khi nói khiến người nghe nghĩ bạn quá bốc đồng, không thể kiểm soát được hành vi của mình.

+ Hỏi những câu hỏi để hiểu rõ về các dấu hiệu phi ngôn ngữ của đối phương nếu bạn không hiểu và bạn cũng có thể lí giải lại cách hiểu của mình và hỏi xem mình hiểu như vậy đã đúng chưa.

+ Chú ý tới âm lượng của giọng nói. Âm lượng giọng nói của bạn có thể truyền đạt được một lượng lớn thông tin, thể hiện sự nhiệt tình hay thờ ơ của bạn. Hãy chú ý xem âm lượng giọng nói của bạn tác động thế nào tới phản ứng của người khác đối với bạn và cố gắng sử dụng âm lượng của giọng nói để nhấn mạnh những ý tưởng mà bạn muốn diễn đạt.

+ Sử dụng phương thức giao tiếp bằng mắt bởi đây là một phần quan trọng trong quá trình giao tiếp. Tuy nhiên giao tiếp bằng mắt bao nhiêu là đủ? Một số chuyên gia khuyên rằng khoảng thời gian cho mỗi lần giao tiếp bằng mắt nên kéo dài 4-5 giây. Nếu giao tiếp bằng mắt quá lâu hay nhìn chằm chằm vào mắt đối phương thì có thể bị xem là một sự đối đầu và dọa nạt. Ngược lại không nhìn vào mắt đối phương trong khi giao tiếp thì sẽ bị hiểu như bạn đang muốn lảng tránh hoặc cố tình che giấu một điều gì đó.

Tuy nhiên điều mà bạn lưu ý nhất khi giao tiếp bằng mắt chính là sự tự nhiên, tùy theo lời nói, cảm xúc mà có nhu cầu giao tiếp bằng mắt hay không. Thông thường, giao tiếp bằng mắt với tỷ lệ 60% là một con số an toàn, vừa đủ để làm người đối thoại có cảm tình với bạn.

+ Xem bối cảnh, đối tượng giao tiếp. Khi bạn đang giao tiếp với nhiều người, luôn chú ý tới tình huống và bối cảnh của cuộc đàm thoại. Chẳng hạn cách cư xử trang trọng được xem là thích hợp trong tình huống này nhưng lại bị xem là lạc lõng trong những bối cảnh khác. Còn giao tiếp với những người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em,… ở những hoàn cảnh cụ thể có thể khác nhau tùy vào từng nền văn hóa.

________________________________________________________________________________C

hương trình Giáo dục Tổng quát –ĐH Hoa Sen 73

Danh mục Tài liệu tham khảo:

1. Allan & Barbara Pease 2010, Cuốn sách hoàn hảo về ngôn ngữ cơ thể, Nguyễn Hữu Thành dịch, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

2. Gerard J. Nierenberg & Heney H. Carlero 1971, Nhận biết con người qua hành vi,

Trần Bá Cừ dịch 2000, tr. 117, Nxb Phụ Nữ, Hà Nội.

3. Green, nhóm tác giả, Sự phối hợp giữa giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ trong kinh doanh, đồ án môn Nghệ thuật giao tiếp, (nguồn:

http://d3.violet.vn/uploads/previews/558/2200981/preview.swf), truy cập: 13.08.2014) 4. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Vai trò của việc đọc và các kỹnăng đọc trong học ngoại ngữ,

khoa Ngôn Ngữvà Văn hóa Quốc tế, Trường đại học văn hóa Hà Nội (nguồn: http://huc.edu.vn/chi-tiet/2034/Vai-tro-cua-viec-doc-va-cac-ky-nang-doc-trong-hoc- ngoai-ngu.html truy cập: 15.08.2014)

5. Nguyễn Thanh Huyền, Ngôn ngữcơ thể, Đại Học Văn Hóa Hà Nội. (nguồn: http://huc.edu.vn/chi-tiet/2727/.html; truy cập: 20.08.2014)

6. Trần Thị Mỹ 2006, Bài giảng dẫn luận ngôn ngữ, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế.

7. Lê Thị Mai Ngân 2009, Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong một số tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam hiện đại, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học, ĐHSP – ĐHTN, Thái Nguyên, trang 11.

8. Nguyễn Quang 2007, Giao tiếp phi ngôn ngữ, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Ngoại Ngữ 23.

9. Nguyễn Hữu Quyền, Thông cảm và nghe thấu cảm, (nguồn:

http://www.365ngay.com.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=666&Ite mid=14 truy cập: 12.08.2014)

10.Roger E. Axetell, Y Nhã LST dịch 2003, Cử chỉ những điều nên làm và nên tránh trong ngôn ngữ cử chỉ khắp thế giới, Nxb Trẻ TP. Hồ Chí Minh, trang 75-141. 11.Karlin, R& Karlin,A. R.1987. Teaching Elementary Reading:Principle and

strategies, 4thEd., Harcourt Brace Jovanovich Publishers.

12.M. Knapp 1972, Nonverbal Communication in Human Interaction, Holt, Rinehart and Winston, New York.

13.Rivers, W. M. & M. S, Temperley 1978, A practical Guide to the Teaching, Cambridge University Press.

* Tài liu t web:

14.Giáo trình khoa học giao tiếp (nguồn:

http://giaoan.violet.vn/present/show/entry_id/8302158; truy cập: 16.08.2014) 15.http://www.sucsongmoi.com.vn

________________________________________________________________________________C

hương trình Giáo dục Tổng quát –ĐH Hoa Sen 74

16.http://www.web7mau.com/74-bai-viet-la-gi_p1_1-1_2-1_3-748_4-6395_9-2_11- 35_12-1_13-8.html truy cập: 13.08.2014. 17.http://www.bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/112-24-633325493112587500/Cuoc- song-quanh-ta/Ngon-ngu-la-gi.htm 18.http://www.slideshare.net/atcak11/dan-luan-ngon-ngu-dh-hueppt- presentation?related=2

Tài liệu đọc thêm:

1. http://www.hotcourses.vn/study-abroad-info/choosing-a-university/readking-skill-for- students/ 2. http://www.toitaigioibancungthe.vn/mienbac/ky-nang-doc-nhanh/ 3. http://www.studygs.net/vietnamese/writing/wrtstr1.htm 4. http://www.zbook.vn/ebook/nhung-van-de-co-ban-cua-ngon-ngu-cu-chi-44652/ 5. http://kenhtuyensinh.vn/nghe-thuat-giao-tiep-phi-ngon-ngu-la-gi

________________________________________________________________________________C

hương trình Giáo dục Tổng quát –ĐH Hoa Sen 75

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập môn học Kỹ năng giao tiếp (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)