Mối quan hệ giữa định kiến và qui gán:

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập môn học Kỹ năng giao tiếp (Trang 25 - 27)

Một trong sự quy gán đó là sự gán nhãn tiêu cực có thấy đây là sự hòa quyện giữa hai yếu tố định kiến và quy gán: Hai khái niệm này có mối quan hệ với nhau, chúng tạo nên một chuỗi quá trình tâm lý đi từ nhận thức => thái độ => hành vi của chúng ta về một vấn đề trong cuộc sống.

Có thể sơ đồ hóa các chuỗi này như sau:

Tuy nhiên, khi đã hình thành định kiến thì sự đánh giá của con về ai đó lại dùng sản phẩm của quá trình tư duy –định kiến trước đó làm hệ quy chiếu. Điều này làm cho việc đánh giá phụ thuộc quá nhiều vào định kiến trước đó của con người.

c. Các đặc điểm của qui gán và định kiến:

Định kiến được dựa trên khuôn mẫu xã hội (có thể hiểu nôm na là các tiểu chuẩn, giá trị và thước đo các hành vi được xem là đúng, chuẩn mực và ngược lại). Khuôn mẫu này được hình thành qua con đường hình thành nhân cách của con người bởi các nhân tố: gia đình, nhà trường, xã hội, môi trường và cá nhân dần dần qua năm tháng. Khuôn mẫu trong mỗi cá nhân là cái khó hình thành, khó mất đi và bền vững. Có xu hướng ảnh hưởng đến suốt đời người. Vì vậy, đôi khi nó trở thành bảo thủ.

Theo Kramer và Mann, định kiến bao gồm nhận thức và ứng xử. Định kiến xuất hiện khi con người gặp gỡ nhau trong những lần đầu, do không hiểu nhau, không đủ dữ kiện về nhau con người dùng khuôn mẫu để làm hệ qui chiếu đánh giá về đối tượng từ đó có những hành vi ứng xử trở lại, hành vi này này xuất hiện trong khi giao tiếp dựa trên sự nhận thức. Đa

________________________________________________________________________________C

hương trình Giáo dục Tổng quát –ĐH Hoa Sen 26

Theo nghie n cứu của Fritz Heider vè ta m lý nga y thơ. Ô ng chiém mo ̣t bo ̣ phim hoạt hình cho sinh vie n xem. No ̣i dung bo ̣ phim là ba hình – mo ̣t tam giác lớn, mo ̣t tam giác nhỏ hơn và mo ̣t hình tròn – khi chạy cùng nhau, khi thì tách rời nhau, lúc chạy vào, lúc chạy ra khỏi mo ̣t hình chữ nha ̣t có mo ̣t phàn đẻ mở.

Ma ̣c dù các hình này rõ ràng kho ng phải là hình người nhưng hàu hét sinh vie n đèu coi chúng như những con người thực. Họ cho ràng đoạn phim này có ý nghĩa mo tả cảnh máy người đàn o ng đánh mo ̣t người đàn bà, rượt đuỏi nhau, có mở cửa đẻ chạy vào ngo i nhà. Các đói tượng chỉ nhìn tháy hìn học nhưng họ gán cho những đa ̣c tính con người.

số, cảm tính và xúc cảm là hai nhân tố quyết định cho hành vi định kiến này. Vid: quá thân mật thì được xem là không thật lòng, nói chuyện rào trước đón sau là có ý đồ gì đó, phụ nữ cao to là vụng về, học kém thì thường là học sinh vô kỷ luật…

Tuy nhiên, trong tức khắc của hành động giao tiếp, nhờ có định kiến trong đó khuôn mẫu làm hệ qui chiếu mà con người có những phán đoán nhanh, làm cơ sở tạm thời cho những hành vi tiếp theo trong giao tiếp, có cái nhìn và đánh giá sơ bộ về cục diện, đối tương giao tiếp.

Con người có xu hướng dựa trên sự hiểu biết từ trước và những gì mà họ tri giác được để phán đoán, đánh giá người khác theo sơ đồ nguyên nhân – hành vi – hậu quả. Khi những biểu hiện

của hành vi càng giống với những gì con người đã trải qua thì họ càng quả quyết qui gán cho nguyên nhân là như vậy. Tuy nhiên, không phải cứ lúc nào có kinh nghiệm và sự từng trải đều đúng, đặc biệt chính sự từng trải làm cho con người chủ quan và nhìn vấn đề phiến diện điều này dẫn đến chuỗi sơ đồ trên không được nhìn nhận đa góc cạnh và nếu vốn dĩ kinh nghiệm đó là sai lầm thì sự lý giải của sơ đồ này rất dễ lệch lạc mà ngay bản thân người qui gán luôn luôn cho rằng đúng.

Con người cũng thường xuyên sử dụng qui gán xã hội để diễn giải nhân quả của một hành vi. Con người thường lý giải nguyên nhân theo ba hướng: do chủ thể, do đối tượng hoặc do hoàn cảnh. Và khi lý giải những thành quả của bản thân cá nhân có xu hướng coi thành công nguyên nhân do có năng lực, do nổ lực và coi thất bại là do hoàn cảnh hoặc do đối tượng. Nhưng xu hướng đánh giá thành quả người khác lại cho rằng do hoàn cảnh, do hoàn cảnh còn thất bại là do thiếu năng lực. Khi diễn giải hành vi của người khác nếu giống bản thân thì cá nhân cho rằng do hoàn cảnh và hành vi không giống với những gì cá nhân đã trải qua thì có xu hướng cho rằng do bản thân người đó.

Sự qui gán giữa người diễn ra hành vi và người quan sát hành vi đang diễn ra là hoàn toàn khác nhau. Người thực hiện hành vi có xu hướng gán cho nguyên nhân của hành vi là do hoàn cảnh; và người quan sát lại cho rằng do bản thân người thực hiện hành vi. Sự khác biệt này xuất phát từ việc người quan sát không nắm hết toàn bộ mục đích, động cơ, mục tiêu của người thực hiện và ở người thực hiện hành vi thì qui gán nảy sinh do không hiểu hết về bản thân cũng như không dám đối diện với sự thật nên có xu hướng đổ lỗi cho hoàn cảnh (vùng mù trong nhận thức – cửa sổ Johari). Trong quá trình qui gán này con người xem bản thân là sự chuẩn mực và hành vi của người khác là không bình thường, bên cạnh đó nhược điểm lớn nhất trong sự lý giải này là con người cho rằng họ kiểm soát được toàn bộ các dữ kiện và vấn đề.

________________________________________________________________________________C

hương trình Giáo dục Tổng quát –ĐH Hoa Sen 27

d. Một số chiêu thức để tránh sự định kiến và qui gán không tốt trong giao tiếp có thể tham khảo và ứng dụng:

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập môn học Kỹ năng giao tiếp (Trang 25 - 27)