- Riêng đối với chứng từ chi tiền mặt, thủ quỹ đóng dấu “Đã chi tiền”
d) Kiểm soát thanh toán không dùng tiền mặt
3.4.2. Kiến nghị với Chính phủ
Quy định lại mức độ quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan Tài chính và KBNN trong công tác kiểm soát chi để phù hợp với việc kiểm soát chi theo mức độ rủi ro của các khoản chi, nhằm nâng cao trách nhiệm của ĐVSDNS và hiệu quả trong công tác kiểm soát chi của KBNN.
Mặc dù đã có văn bản quy định trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý, cấp phát và thanh toán các khoản chi NSNN, tuy nhiên việc phân định này còn chưa thực sự rõ ràng, còn trùng lặp, chồng chéo. Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các ĐVSDNS đến đâu trong quá trình quản lý, kiểm soát các khoản chi NSNN thì chưa được các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể. Đặc biệt
là các cơ quan có thẩm quyền như: Công an, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra chuyên ngành,... phát hiện có vi phạm pháp luật tại ĐVSDNS trong quản lý, chi tiêu NSNN, mặc dù các khoản chi đó được KBNN kiểm soát.
Theo quy định hiện nay, cơ quan tài chính kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng kinh phí NSNN cấp ở các ĐVSDNS. Để kiểm tra, cơ quan tài chính phải cử cán bộ đến ĐVSDNS để kiểm tra hồ sơ, chứng từ chi ngân sách có trong dự toán, có đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức không? Mặc dù những khoản chi đó đã được KBNN kiểm tra, kiểm soát. Như vậy, ở đây có sự trùng lắp trong kiểm tra của cơ quan tài chính và KBNN. Trong trường hợp này, cơ quan tài chính (Phòng Tài chính, Sở Tài chính, các Vụ thuộc Bộ Tài chính) chỉ nên thực hiện sự kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc kiểm tra theo chuyên đề, có như thế hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách sẽ hiệu quả hơn và ĐVSDNS không phải “bị kiểm tra trùng lắp” như hiện nay. Mặt khác, cũng cần quy định cụ thể trách nhiệm của KBNN đến mức độ nào khi khoản chi NSNN sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức mà những khoản chi đó đã được KBNN kiểm soát chi.
Vì vậy, cần có văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý, cấp phát và kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN.
Mặt khác, trong quá trình kiểm soát chi NSNN, công chức kiểm soát KBNN phát hiện nhiều khoản chi sai chế độ, định mức, tiêu chuẩn nhưng KBNN chỉ trả lại hồ sơ, chứng từ cho kế toán ĐVSDNS, đồng thời hướng dẫn khắc phục những sai sót mà chưa có một văn bản nào quy định hình thức xử phạt các sai sót trên. Dẫn đến tình trạng, các ĐVSDNS vẫn thường xuyên vi phạm những sai sót. Làm giảm hiệu lực, hiệu quả của công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Do vậy, để nâng cao trách nhiệm của ĐVSDNS trong chi tiêu ngân sách đồng thời tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, kiểm soát chi NSNN, Chính phủ cần ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm soát chi NSNN qua KBNN.