- Riêng đối với chứng từ chi tiền mặt, thủ quỹ đóng dấu “Đã chi tiền”
1.2.2. Kinh phí không thường xuyên (% so vớ
tổngchi thường xuyên) 387.664 22 316.595 15 407.188 16 513.749 15 1.724.338 40
Tiểu nhóm 0130 65.903 17 66.485 21 52.934 13 35.962 7 51.730 3
Tiểu nhóm 0132 127.929 33 60.153 19 89.581 22 113.025 22 896.656 52
Tiểu nhóm 0134 193.832 50 189.957 60 264.672 65 364.762 71 775.952 45
Nhìn vào cơ cấu chi thường xuyên NSNN qua KBNN (bảng 2.2 ở trên)
cho thấy, công tác kiểm soát chi NSNN từ năm 2008 đến năm 2012 được KBNN Yên Bái thực hiện đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận.:
- Tổng chi thường xuyên qua Ngân sách: Bình quân 5 năm (2008-2012) chiếm 38,44% so tổng chi NSNN.
+ Chi thường xuyên: Bình quân 5 năm (2008-2012) chiếm 78,4%, so tổng chi thường xuyên;
+ Chi không thường xuyên: Bình quân 5 năm chỉ chiếm 21,6% so tổng chi thường xuyên;
* Tuy nhiên, phân tích chi tiết theo "Tiểu nhóm" của từng mục chi ta thấy trong quá trình quản lý ngân sách nhà nước trong giai đoạn 5 năm (2008-2012) ta thấy như sau:
a). Đối với chi thường xuyên
*) Kết quả kiểm soát các mục chi thuộc tiểu nhóm 0129: Chi thanh toán cá nhân
Đầu năm, các đơn vị sử dụng NSNN gửi đến KBNN Yên Bái bảng đăng ký biên chế, quỹ lương; danh sách những người hưởng lương và phụ cấp lương; sinh hoạt phí năm đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; danh sách hưởng lương của lao động hợp đồng có xác nhận của Thủ trưởng ĐVSDNS. Khi có biến động, ĐVSDNS gửi KBNN bảng tăng, giảm biên chế quỹ tiền lương; bảng tăng, giảm sinh hoạt phí được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Công chức kiểm soát chi kiểm tra, kiểm soát, căn cứ vào danh sách chi trả lương, phụ cấp lương; sinh hoạt phí; danh sách hưởng lương cán bộ hợp đồng, công chức KSC đối chiếu với bảng đăng ký biên chế, quỹ lương, sinh hoạt phí hàng năm đã gửi Kho bạc (hoặc bản đăng ký điều chỉnh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền duyệt), kiểm tra hệ số lương, số tiền lương, phụ cấp của từng người trong danh sách chi trả lương, tổng tiền lương, phụ cấp; sinh hoạt phí; danh sách hưởng lương hợp đồng của ĐVSDNS, kiểm tra các dòng chi tiết, tổng số trên giấy rút dự toán NSNN của ĐVSDNS, nếu khớp đúng KBNN Yên Bái
thanh toán lương, phụ cấp qua tài khoản ATM của người hưởng lương tại các Ngân hàng thương mại, riêng đối với khoản thanh toán cho cá nhân thuê ngoài; sinh hoạt phí thì thanh toán cho ĐVSDNS để thanh toán lại cho đối tượng được hưởng.
Chi thanh toán cá nhân, đó là khoản chi cho đội ngũ cán bộ công chức làm việc trong cơ quan Nhà nước. Công tác quản lý biên chế và quỹ tiền lương; thông qua việc kiểm soát chi lương và các khoản có tính chất lương đã giúp cơ quan Tài chính, cơ quan chủ quản và chính quyền các cấp nắm bắt kịp thời diễn biến tình hình biên chế, quỹ lương của đơn vị ngành mình quản lý. Hơn thế nữa, việc kiểm soát quỹ lương sẽ giúp KBNN phát hiện nhiều trường hợp sai phạm của đơn vị thụ hưởng ngân sách.
Đối với phần chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức từ nguồn kinh phí tiết kiệm, cán bộ kiểm soát chi kiểm soát như sau: Kiểm soát nội dung trên giấy rút dự toán phải rõ nội dung chi trả thu nhập tăng thêm từ nguồn kinh phí tiết kiệm. Kiểm tra, kiểm soát đảm bảo hệ số tăng thêm quỹ tiền lương, hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá 1,0 lần so với mức tiền lương cấp bậc, chức vụ Nhà nước quy định.
Mặc dù nhóm chi cho con người chiếm tỷ trọng cao nhưng chi thu nhập tăng thêm bình quân 5 năm còn thấp. Mức tiết kiệm này quá khiêm tốn so với qui định "hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá 1,0 (một) lần so với mức tiền lương cấp bậc, chức vụ do Nhà nước quy định". Điều này chứng tỏ việc tiết kiệm của đơn vị là chưa thoả đáng, thủ trưởng đơn vị thực hiện khoán chi chưa thật sự chú trọng đến việc tăng thu nhập của cán bộ công chức, hoặc đơn vị tự điều chỉnh phân phối thu nhập bằng cách rút trong chi phí thường xuyên dưới dạng khác như mua hoá đơn văn phòng phẩm, vật tư, xăng dầu, tiếp khách... của các cơ sở áp dụng thuế khoán để hợp thức hoá khoản chi bổ sung thu nhập hàng tháng cho cán bộ công chức, làm giảm các khoản chi phí phục vụ công tác và giảm tỉ lệ tăng thu nhập thanh toán qua KBNN.
*) Kết quả kiểm soát các mục chi thuộc tiểu nhóm 0130: Chi về hàng hoá, dịch vụ
+ Công chức kiểm soát chi kiểm soát, đối chiếu số tiền trên giấy rút dự toán với số tiền ghi trên bảng kê chứng từ thanh toán (với trường hợp chỉ sử dụng bảng kê chứng từ thanh toán) hoặc đối chiếu với số tiền trong hồ sơ thanh toán, nếu khớp đúng thì công chức kiểm soát chi tiến hành thanh toán cho ĐVSDNS để chi trả cho đối tượng được hưởng hoặc thanh toán trực tiếp cho đối tượng được hưởng mở tài khoản tại Ngân hàng.
+ Mục chi hội nghị bao gồm các khoản chi cho hội nghị sơ kết, tổng kết, tập huấn nghiệp vụ, hội thảo chuyên đề... Khoản chi này căn cứ vào định mức chi tiêu hội nghị cho từng đại biểu tham gia hội nghị theo quy định của Bộ Tài chính. Khi đơn vị thanh toán tiền phải theo đúng quy định, đúng đối tượng, đúng định mức và theo đúng nội dung chi được xây dựng trong dự toán chi và có giấy triệu tập hội nghị, chương trình hội nghị, có danh sách nhận tiền. Trong kiểm soát chi mục này công chức kiểm soát chi phải bám sát quy định của Nhà nước, Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và các định mức chi không được vượt quá Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 quy định chế độ chi tiêu tiếp khách, hội nghị và Quyết định số 13/2011/QĐ-UBND ngày 21/4/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh Yên Bái, theo đó NSNN không thanh toán tiền ăn cho cán bộ hưởng lương từ NSNN, mà chỉ thanh toán tiền ăn cho những người không hưởng lương từ NSNN, do đó chi tiêu hội nghị hàng năm đã được kiểm soát chặt chẽ hơn.
+ Mục chi công tác phí bao gồm các khoản chi tầu xe, phụ cấp công tác phí, thuê phòng ngủ, ... Đối với mục chi này, đơn vị sử dụng NSNN gửi đến KBNN Yên Bái bảng kê chứng từ thanh toán công tác phí.
+ Cán bộ kiểm soát chi căn cứ quy định hiện hành của Bộ Tài chính, UBND tỉnh Yên Bái và Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị (đối với đơn vị được giao khoán, tự chủ) để kiểm soát và thanh toán.
Mục chi sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng từ nguồn kinh phí thường xuyên: đơn vị sử dụng NSNN gửi hồ sơ đến KBNN Yên Bái bao gồm: Quyết định trúng thầu, chỉ
thầu, hợp đồng, hóa đơn tài chính, biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng... Nếu kiểm soát chứng từ hợp pháp hợp lệ thì công chức kiểm soát chi KBNN Yên Bái tiến hành thanh toán cho đơn vị.
Mục chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành, bao gồm các khoản chi để mua hàng hóa, vật tư trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng không phải là tài sản cố định, chi mua ấn chỉ dùng cho chuyên môn, đồng phục, trang phục, bảo hộ lao động, sách, tài liệu, chế độ dùng cho công tác chuyên môn của ngành và các khoản chi phí khác phục vụ hoạt động chuyên môn của từng ngành được thực hiện kiểm soát như nhóm mục chi mua sắm sửa chữa.
Trong mục chi này, nếu thực hiện tốt công tác thanh toán trực tiếp cho các đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ, giúp đơn vị thực hiện đầy đủ chứng từ hợp pháp, hợp lệ. Ngoài ra còn hạn chế được tình trạng đơn vị sử dụng tiền mặt mua hàng hoá hoặc thực hiện lao vụ, giúp công tác quản lý lưu thông tiền tệ trên địa bàn ổn định, tránh những trường hợp mất mát tiền mặt khi lưu thông; Mặt khác, NSNN không bị căng thẳng giả tạo do tiền phải chuyển qua nhiều khâu trung gian. Nhưng thực tế việc sử dụng tiền mặt của đơn vị trong thanh toán chiếm tỉ trọng khá lớn; Với cơ cấu chi bình quân 5 năm chiếm 23% tổng chi thường xuyên NSNN qua KBNN Yên Bái trong điều kiện hiện nay có thể cho là phù hợp, nhưng xét về tỉ trọng tiền mặt trong thanh toán cần phải được quản lý chặt hơn.
*) Kết quả kiểm soát các mục chi thuộc tiểu nhóm 0132: Các khoản chi khác
Chi khác bao gồm chi các nội dung sau: Chi kỷ niệm các ngày lễ lớn; chi khắc phục hậu quả thiên tai; chi các khoản phí và lệ phí của đơn vị dự toán; chi bảo hiểm tài sản và phương tiện của các đơn vị dự toán; chi hỗ trợ khác; chi tiếp khách; chi lập quỹ khen thưởng; các khoản chi khác...
Đối với khoản chi này, đơn vị gửi đến KBNN Yên Bái các tài liệu, chứng từ như dự toán được duyệt, hợp đồng, hoá đơn tài chính, biên bản nghiệm thu,... công chức kiểm soát chi căn cứ vào quy định hiện hành của Nhà nước hoặc Quy chế chi tiêu nội bộ (nếu có), các quy định có liên quan để kiểm tra, kiểm soát nếu đủ điều kiện thì thanh toán cho đối tượng được hưởng.
Ngoài ra, trong mục chi tiếp khách ngoài việc kiểm soát những điều kiện như trên, công chức kiểm soát chi phải kiểm soát định mức chi tiếp khách tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06.01.2010 của Bộ Tài chính, cụ thể về nguyên tắc: các cơ quan, đơn vị không tổ chức chi chiêu đãi đối với khách trong nước đến làm việc tại cơ quan, đơn vị mình; trường hợp cần thiết thì tổ chức mời cơm khách theo mức chi tiếp khách tối đa không quá 200.000 đồng/người/xuất; Tuy nhiên, việc chi tiếp khách này không có quy định cụ thể là Thủ trưởng ĐVSDNS được chi tiếp khách tối đa là bao nhiêu trong tổng nguồn kinh phí thường xuyên, dẫn đến các ĐVSDNS tiếp khách tràn lan, hoặc hợp lý hóa chứng từ qua các khoản chi tiếp khách. Vì vậy, Bộ Tài chính không chỉ quy định mức tiếp khách mà cần phải có quy định cụ thể Thủ trưởng ĐVSDNS được chi tiếp khách tối đa là bao nhiêu % trong tổng kinh phí thường xuyên được giao.
Trong tiểu nhóm này phần lớn chỉ phát sinh chi khác và tiếp khách còn 02 mục Chi kỷ niệm các ngày lễ lớn, chi hỗ trợ khác thì phát sinh trong kinh phí không thường xuyên. Tuy nhiên, thực tế còn có trường hợp lạm dụng 03 nội dung: "chi hỗ trợ khác, chi tiếp khách và chi khác" hiện chưa có qui định cụ thể, nên đơn vị sử dụng ngân sách hợp thức hoá chứng từ chi cho 03 nội dung trên, rồi đem sử dụng vào mục đích khác.
b). Đối với kinh phí không thường xuyên
Nhìn chung, bình quân qua 5 năm số kinh phí chi không thường xuyên chiếm 21,6 % so tổng chi thường xuyên; Đây là con số khá lớn, chứng tỏ việc xây dựng dự toán chưa thật sự sát với nhu cầu nhiệm vụ trong năm của từng đơn vị dự toán, một mặt chứng tỏ việc quản lý của cấp thẩm quyền còn nhiều bất cập. Cụ thể:
*) Kiểm soát các mục chi thuộc tiểu nhóm 0130: Chi về hàng hoá, dịch vụ
Mục chi này phần lớn là chi đào tạo cán bộ công chức và nghiên cứu khoa học, chi mua vật tư, văn phòng phẩm... KBNN Yên Bái đã thực hiện kiểm soát chi khoản chi này theo đúng chế độ quy định, các ĐVSDNS hầu hết cũng chấp hành tốt quy định về hóa đơn, chứng từ và thủ tục thanh toán.
*) Kiểm soát các mục chi thuộc tiểu nhóm 0132: Các khoản chi khác
Nhìn chi tiết trong tổng số kinh phí không thường xuyên thì Tiểu nhóm 0132 "Các khoản chi khác" phần lớn phát sinh 4 mục: Chi kỷ niệm các ngày lễ lớn, lễ hội truyền thống, chi hỗ trợ khác, chi khác. Các mục này chiếm tỉ trọng bình quân trong 5 năm đến 29,6% tổng kinh phí không thường xuyên NSNN chi cho các đơn vị. Với tình hình thực hiện chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hiện nay thì tỉ lệ này là tương đối lớn. Mặt khác theo qui định kinh phí không thường xuyên được cấp bổ sung khi có tăng thêm nhiệm vụ cụ thể hay những tình huống thiên tai, bất khả kháng, nghĩa là đã có nội dung chi cụ thể, nhưng do qui định chung chung "có dự toán" dựa vào cơ chế này đơn vị không gửi dự toán chi tiết (chỉ gửi quyết định giao dự toán) để KBNN làm căn cứ kiểm soát chi, do đó đã phát sinh nhiều nội dung của nhóm "Các khoản chi khác" trong thanh toán kinh phí không thường xuyên, mà KBNN không thể từ chối thanh toán được.
Mặt khác, qua công tác kiểm soát chi nhóm mục chi này. Việc kiểm soát khoản chi kỷ niệm các ngày lễ lớn và lễ hội truyền thống trên địa bàn chưa có một định mức cụ thể, các ĐVSDNS chỉ lập dự toán và các cơ quan chức năng duyệt và tiến hành chi trả cho các đối tượng. Việc chưa có định mức chi cho kỷ niệm các ngày lễ lớn và lễ hội truyền thống dẫn đến việc kiểm soát khoản chi này rất khó khăn, các ĐVSDNS thường tổ chức lễ kỷ niệm và lễ hội với quy mô không phù hợp với năng lực hiện có, các chi phí để tổ chức các buổi lễ đều từ kinh phí NSNN cấp, tạo điều kiện cho hành vi tham nhũng, gây thất thoát, lãng phí NSNN trong lĩnh vực này. Vì vậy, cần có quy định định mức chi cụ thể cho hoạt động này.
*) Kiểm soát các mục chi thuộc tiểu nhóm 0134: Chi mua hàng hóa vật tư, dự
trữ, bao gồm: Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cốđịnh.
Khi thanh toán các mục chi trong tiểu nhóm này, hồ sơ đơn vị gửi đến KBNN Yên Bái:
+ Đối với khoản chi dưới 20 triệu đồng đơn vị tự mua: Hồ sơ gửi KBNN bao bảng kê chứng từ thanh toán, giấy rút dự toán. Cán bộ kiểm soát chi kiểm tra số dư dự toán và thanh toán cho đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ.
+ Đối với khoản chi từ 20 triệu đồng trở lên đến dưới 100 triệu đồng thì cơ quan, đơn vị mua sắm lấy báo giá của ít nhất ba nhà thầu khác nhau (báo giá trực tiếp, bằng fax hoặc qua đường bưu điện) làm cơ sở để lựa chọn nhà thầu tốt nhất. Hồ sơ gửi KBNN bao gồm: Quyết định lựa chọn đơn vị cung cấp, hợp đồng mua bán, hóa đơn tài chính, biên bản giao hàng, biên bản thanh lý hợp đồng, giấy rút dự toán. Cán bộ kiểm soát chi kiểm tra thấy hồ sơ, chứng từ hợp pháp thì thanh toán cho đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ.
+ Đối với khoản chi từ 100 triệu đồng trở lên thì tổ chức đấu thầu. Việc đấu thầu, chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu theo Thông tư số 68/2012/TT- BTC ngày 26.4.2012 của Bộ Tài chính quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; Quyết định số 2666/QĐ-BTC ngày 24.10.2012 của Bộ Tài chính ban hành Quy chế đấu thầu thực hiện mua sắm hàng hóa, dịch vụ, tư vấn và lựa chọn nhà thầu xây dựng trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính; Quyết định số 02/2011/QĐ-UBND ngày 10/01/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành quy định phân cấp, quản lý Nhà nước đối với tài sản Nhà