Những nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế, trở ngại trong kiểm soát chi th ường xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nước Yên Bá

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 93 - 97)

- Riêng đối với chứng từ chi tiền mặt, thủ quỹ đóng dấu “Đã chi tiền”

2.5.3.Những nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế, trở ngại trong kiểm soát chi th ường xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nước Yên Bá

d) Kiểm soát thanh toán không dùng tiền mặt

2.5.3.Những nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế, trở ngại trong kiểm soát chi th ường xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nước Yên Bá

Có nhiều nguyên nhân gây hạn chế và trở ngại trong hoạt độngkiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Yên Bái, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, cơ chế chính sách liên quan đến NSNN và kiểm soát chi thường xuyên NSNN còn thiếu đồng bộ và chưa chặt chẽ.

- Các văn bản quy định chế độ kiểm soát chi thường xuyên mặc dù đã được bổ sung, sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn chưa đầy đủ, không bắt kịp với những thay đổi trong thực tế.

- Cơ chế chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực chi thường xuyên còn lỏng lẻo, thiếu đồng bộ. Các văn bản quy định chế độ kiểm soát chi thường xuyên còn chồng chéo, đôi khi mâu thuẫn nhau; nội dung quy định chưa cụ thể, còn chung chung có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau dẫn đến thực hiện thiếu thống nhất. Văn bản chưa bao quát hết các nội dung nên còn kẽ hở để các đơn vị sử dụng NSNN có cơ hội lợi dụng.

- Việc ban hành các văn bản hướng dẫn còn chậm, sau khi luật được ban hành phải chờ khá lâu mới có Nghị định, Thông tư hướng dẫn. Với những văn bản đòi hỏi phải có hướng dẫn của địa phương thì được thực hiện chậm hơn rất nhiều, đặc biệt nội dung hướng dẫn của địa phương có lúc còn trái với quy định của cấp trên làm cho Kho bạc gặp nhiều lúng túng trong quá trình thực hiện.

Thứ hai, việc phân bổ và giao dự toán còn nhiều bất cập.

- Một trong những điều kiện để Kho bạc thực hiện cấp phát là khoản chi phải có trong dự toán được giao. Theo quy định, đơn vị dự toán cấp I (hoặc cấp II) giao dự toán cho đơn vị dự toán cấp III, trong quyết định chỉ có tổng mức dự toán được giao và chi tiết đến từng nhóm mục chi. Vì vậy, Kho bạc chỉ kiểm

soát được khoản chi có vượt tổng mức dự toán và tổng nhóm mục chi hay không mà không thể kiểm tra được từng mục chi có trong dự toán hay không.

Thứ ba, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi vừa thiếu, vừa lạc hậu.

- Hệ thống quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi chưa bao quát hết tất cả các nội dung chi, những nội dung đã được định mức thì nhanh chóng bị lạc hậu do lạm phát làm cho các đơn vị thiếu căn cứ để lập dự toán, các cơ quan quản lý thiếu căn cứ để phê duyệt dự toán, Kho bạc thiếu căn cứ để kiểm soát chi, cơ quan thanh tra, kiểm toán thiếu cơ sở để kết luận sự sai phạm của một số khoản chi như chế độ chi hội nghị, công tác phí, tiếp khách… định mức chi không phù hợp thực tế.

Thứ tư, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của đơn vị sử dụng NSNN chưa cao. Trong xây dựng dự toán chi, luôn có khuynh hướng xây dựng cao hơn nhiều so với nhu cầu thực tế, dẫn đến chất lượng dự toán thấp. Trong chấp hành dự toán, luôn tìm cách khai thác những sơ hở trong các chế độ chi tiêu để thực hiện những khoản chi có lồng ghép lợi ích cá nhân mà không tính đến hiệu quả, từ đó dẫn đến lãng phí, kém hiệu quả trong sử dung NSNN.

Thứ năm, thiếu các biện pháp, chế tài xử lý đối với những vi phạm trong việc chấp hành chế độ chi tiêu NSNN dẫn đến thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN thiếu trách nhiệm khi ra quyết định chuẩn chi; các khoản từ chối cấp phát của Kho bạc đối với những khoản chi sai chế độ chỉ mang tính hình thức, vì đơn vị dễ dàng hợp thức hoá các khoản chi sai bằng những nội dung chi khác, bằng những chứng từ, hoá đơn khác phù hợp hơn.

Thứ sáu, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành ở địa phương trong công tác kiểm soát chi NSNN còn nhiều hạn chế. Việc phân định nhiệm vụ và quyền hạn giữa các cơ quan quản lý còn chưa rõ ràng, chung chung, còn trùng lặp và chồng chéo. Đặc biệt, chưa có sự phối hợp, phân công rõ ràng giữa cơ quan Tài chính và Kho bạc trong việc triển khai, hướng dẫn thực hiện các văn bản có liên quan đến công tác chi và kiểm soát chi NSNN nên dẫn đến tình trạng chế độ quy định có rồi nhưng đơn vị không biết để thực hiện.

Thứ bảy, thói quen sử dụng tiền mặt của các đơn vị sử dụng NSNN còn cao nên việc tạm ứng tiền mặt về quỹ của đơn vị để toạ chi còn khá phổ biến điều này vừa vi phạm nguyên tắc thanh toán trực tiếp cho đối tượng cung cấp hàng hoá, dịch vụ vừa làm tăng các khoản chi phí liên quan đến thanh toán bằng tiền mặt (mua hàng hóa, vật tư, chi phí in ấn, phát hành, vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm...).

Thứ tám, trình độ năng lực của cán bộ kế toán ở một số đơn vị sử dụng ngân sách còn hạn chế. Do vậy, khả năng nhận thức về luật và các văn bản chế độ về quản lý chi tiêu NSNN của các cán bộ này chưa sâu. Từ đó, khả năng tham mưu cho thủ trưởng trong việc xây dựng các chế độ chi tiêu nội bộ cho phù hợp với chế độ do cơ quan chức năng ban hành là rất thấp và việc kiểm soát các khoản chi tại đơn vị cho đúng chế độ là rất khó khăn và kém hiệu quả.

2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Một là, năng lực của một số cán bộ làm công tác kiểm soát chi của Kho bạc còn hạn chế, nhất là cán bộ kiểm soát chi cấp huyện. Còn có tình trạng công chức Kho bạc nể nang, ngại va chạm trong công tác kiểm soát chi, bỏ qua những việc làm sai chế độ của đơn vị sử dụng ngân sách.

Hiện đội ngũ công chức làm công táckiểm soát chi của hệ thống KBNN Yên Bái (gồm Văn phòng KBNN Yên Bái và 08 đơn vị KBNN quận, huyện trực thuộc) còn thiếu về số lượng (mỗi quận huyện chỉ có 02 công chức kiểm soát chi thường xuyên, quản lý trên 75 đơn vị giao dịch) do đó dẫn đến hạn chế về chất lượng; mặt khác, do tỉnh Yên Bái là một tỉnh miền núi, kinh tế còn nghèo nàn; năng lực, trình độ công chức có hạn, trình độ đào tạo chưa cao và không đồng đều, số công chức hiện tại phần lớn tuổi đời cao, nhất là đội ngũ công chức làm công tác kiểm soát chi NSNN, trình độ tin học hạn chế, làm ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược hiện đại hóa ngành Kho bạc, đặc biệt là ở KBNN cấp quận, huyện. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho chất lượng công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN Yên Bái trong thời gian qua chưa cao.

cơ chế cải cách hành chính hiện nay.

Ba là, quy trình kiểm soát chi một cửa chưa phù hợp với lộ trình cải cách hành chính do Chính phủ ban hành.

Bốn là, việc tin học hoá trong công tác quản lý ngân sách nói chung và kiểm soát chi thường xuyên nói riêng còn chưa theo kịp yêu cầu của Luật NSNN sửa đổi. vì vậy chưa đáp ứng được việc cung cấp thông tin nhanh, đầy đủ, chính xác về tình hình NSNN cho lãnh đạo chính quyền các cấp và cơ quan tài chính trong việc điều hành NSNN.

Kết luận chương 2

Công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Yên Bái đã đạt được những kết quả đáng kể, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, cải tiến. Đây chính là lý do để đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chithường xuyên NSNN tại tỉnh Yên Bái được thể hiện ở chương 3.

Chương 3

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 93 - 97)