Mục tiêu kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước.

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 100 - 101)

- Riêng đối với chứng từ chi tiền mặt, thủ quỹ đóng dấu “Đã chi tiền”

d) Kiểm soát thanh toán không dùng tiền mặt

3.2. Mục tiêu kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước.

Với mục tiêu tổng quát của ngành KBNN là xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, công khai, minh bạch, được quản lý và kiểm toán chặt chẽ, hiện đại hoá công tác quản lý ngân sách từ khâu lập kế hoạch, thực hiện ngân sách, báo cáo ngân sách và tăng cường trách nhiệm ngân sách của Bộ Tài chính; nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công; hạn chế tiêu cực trong quản lý sử dụng ngân sách; đảm bảo an ninh tài chính trong quá trình phát triển và hội nhập quốc gia, việc xây dựng và hoàn thiện quy trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN nói chung và KBNN Yên Bái nói riêng phải đảm bảo các mục tiêu sau:

- Đảm bảo tính bao quát về phạm vi, đối tượng và mức độ kiểm soát chi theo đúng tinh thần của Luật NSNN, phù hợp với xu hướng cải cách hành chính trong quản lý chi NSNN. Đồng thời, phải đảm bảo tính minh bạch của thông tin; tăng cường trách nhiệm của cơ quan, đơn vị liên quan đến quá trình lập, chấp hành và quyết toán NSNN.

- Bảo đảm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, đúng mục đích tiền của Nhà nước để góp phần loại bỏ tiêu cực, chống tham ô, tham nhũng, chống phiền hà sách nhiễu, nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí của NSNN.

- Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và quyền hạn giữa các cơ quan, đơn vị trong việc tham gia quản lý, kiểm soát chi NSNN. Đặc biệt là phải phân rõ quyền hạn và trách nhiệm của người chuẩn chi, KBNN, cơ quan tài chính và cơ quan Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước trong việc quản lý, KSC NSNN.

- Quy trình, thủ tục kiểm soát chi NSNN đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho người kiểm soát, người được kiểm soát và người thụ hưởng; đồng thời, phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu quản lý.

- Áp dụng các phương tiện thông tin hiện đại, các điều kiện sẵn có về hạ tầng truyền thông và công nghệ thông tin để thực hiện công khai hoá thủ tục kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Kết quả của cải cách thủ tục hành chính phải được hướng đến đối tượng là ĐVSDNS và các nhà cung cấp cho lĩnh vực công; một mặt đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch thông tin; mặt khác đảm bảo vai trò trung gian của KBNN bảo đảm thanh toán cho các nhà cung cấp dịch vụ.

3.3. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nước Yên Bái

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)