Một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 43 - 45)

f) Phương thức chi trả, thanh toán

1.4.2. Một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng vào Việt Nam

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý và kiểm soát chi NSNN của Singapore và Cộng hòa Pháp có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

Một là, quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra.

Quản lý chi tiêu công dựa theo kết quả đầu ra là phương thức quản lý mới tiên tiến được nhiều nước trên thế giới tiếp cận, trong đó có cả những quốc gia có nền kinh tế phát triển có nguồn lực tài chính dồi dào và cả những nước đang phát triển. Điều đó xuất phát từ yêu cầu phát triển của mỗi quốc gia trong lúc nguồn lực ngân sách ngày càng khan hiếm và có giới hạn. Chính vì vậy, ngân sách cần sử dụng hiệu quả và minh bạch, công khai. Quản lý chi tiêu công dựa theo kết quả đầu ra chính là để giải quyết yêu cầu đó. Bằng cách lượng hóa được hiệu quả việc sử dụng nguồn lực công thông qua những kết quả đầu ra cụ thể để mọi người dân đều có thể đánh giá, giám sát được.

Việt Nam là một nước mới bắt đầu đang phát triển, từ một đất nước hạ tầng kinh tế xã hội lạc hậu, trình độ quản lý còn bất cập, trong khi đó nhu cầu đầu tư từ các nguồn lực từ NSNN để phát triển kinh tế xã hội của đất nước là vô cùng lớn, khả năng huy động từ GDP còn thấp. Vì vậy, việc sử dụng nguồn lực công gắn với kết quả càng đặt ra đòi hỏi cấp thiết. Tuy nhiên, đây lại là phương thức mới, để đo đếm hiệu quả chi tiêu công bằng kết quả đầu ra cần có một hệ

thống khuôn khổ pháp lý tiên tiến, hạ tầng công nghệ thông tin, đội ngũ cán bộ quản lý tư duy và trình độ đủ để tiếp cận với phương thức mới. Nhất là trong bối cảnh nước ta hầu hết chưa tiếp cận với những phương thức tiên tiến mà nhiều thập kỷ nay vẫn đang áp dụng phương thức truyền thống đầu vào.

Kinh nghiệm cuả các nước đã áp dụng thành công cho thấy phải tốn nhiều thời gian và nguồn lực để xây dựng hệ thống quản lý chi tiêu công dựa theo kết quả đầu ra và cũng phải mất nhiều thời gian trong việc phát triển các kế hoạch mục tiêu chiến lược, kiểm tra dữ liệu kết quả để thiết lập những chuẩn mực đánh giá kết quả thực hiện so với mục tiêu đề ra. Trong giai đoạn đầu, Việt Nam có thể thực hiện thí điểm ở một vài ngành, đơn vị điển hình, sau đó rút ra bài học kinh nghiệm để phổ biến áp dụng rộng rãi phương thức quản lý chi tiêu công dựa theo kết quả đầu ra. Cách tiếp cận từ từ như vậy có thể khắc phục được tư tưởng nóng vội, chủ quan và khắc phục những yếu kém trong quá trình thực hiện. Cần phải có sự cam kết về chính trị và sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo ở cấp cao nhất để đưa ra quyết định liên quan đến chính sách cải cách chi tiêu công dựa theo kết quả đầu ra, kể cả những nỗ lực thuộc về bên trong của tổ chức là các cơ quan, đơn vị công quyền, phải tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ. Kiểm tra và đánh giá công việc thực hiện đều phải được xem là công cụ quan trọng của hệ thống lập ngân sách theo kết quả đầu ra, chúng bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Cần gắn kết chặt chẽ quyền tự chủ và trách nhiệm của người quản lý trong hệ thống lập ngân sách theo kết quả đầu ra. Cần tạo điều kiện cho công chúng, những nhà tài trợ, những người thụ hưởng tham gia tất cả các giai đoạn của hệ thống lập ngân sách theo đầu ra như: xây dựng kế hoạch chiến lược, phát triển hệ thống đo lường công việc và tiến trình ra quyết định theo kết quả đầu ra.

Hai là, kiểm soát cam kết chi NSNN.

Kiểm soát cam kết ở Pháp do Kiểm soát viên tài chính thực hiện. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy tại Việt Nam không có bộ phận kiểm soát viên tài chính. Vì vậy, đối với Việt Nam trước mắt cần thiết phải thực hiện cam kết chi khi

ĐVSDNS ký kết hợp đồng, nhưng cũng chỉ nên thực hiện kiểm soát đối với cam kết kế toán (thực hiện trừ dự toán đối với các khoản chi đã được cam kết).

Cam kết chi với hợp đồng nhiều năm phải quản lý tổng giá trị hợp đồng, giá trị hợp đồng từng năm và dự toán ngân sách hàng năm. Tuy nhiên, điều này chỉ thực hiện được khi tổng giá trị hợp đồng nhiều năm có thể phân chia một cách tương đối chính xác theo từng năm. Vì vậy, cần phải có cơ chế hoặc cách thức xác định giá trị hợp đồng theo từng năm, thì mới có thể cam kết theo số kinh phí bố trí hàng năm cho hợp đồng đó.

Việc quản lý nhà cung cấp trong hệ thống cần phải thực hiện, nhưng trước mắt chỉ tập trung quản lý những nhà cung cấp lớn, có quan hệ thường xuyên với NSNN.

Cùng với việc nâng cao quyền tự chủ của ĐVSDNS, thì cũng cần phải đổi mới công tác quản lý, KSC NSNN theo hướng: tăng cường vai trò và trách nhiệm của đơn vị chi tiêu, giảm nhẹ việc KSC của KBNN, đặc biệt là đối với những khoản chi nhỏ lẻ hoặc những khoản chi “có độ an toàn cao”.

Đối với những khoản chi đã cam kết chưa chi hết được tiếp tục chuyển năm sau để chi tiếp, song cũng cần gắn với việc chuyển dự toán của khoản cam kết chi đó sang năm sau.

Kết luận chương I

Với những nhận thức về chi NSNN nói chung và KSC thường xuyên NSNN nói riêng; nhiệm vụ, vai trò của KBNN trong việc kiểm soát chi NSNN đã giúp chúng ta có được tư duy và nhìn nhận một cách khách quan, khoa học trong việc đánh giá thực trạng công tác quản lý và kiểm soát chi thường xuyên qua hệ thống KBNN trong những năm gần đây. Các vấn đề lý luận như trình bày ở trên sẽ làm cơ sở cho việc nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Yên Bái ở chương II.

Chương 2

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)