Kiến nghị với đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 117 - 119)

- Riêng đối với chứng từ chi tiền mặt, thủ quỹ đóng dấu “Đã chi tiền”

d) Kiểm soát thanh toán không dùng tiền mặt

3.4.6. Kiến nghị với đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước

Các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN tự giác chấp hành nghiêm các chế độ chi tiêu NSNN. Thường xuyên nghiên cứu văn bản, chế độ chi tiêu NSNN nhằm nâng cao sự hiểu biết của kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN.

Kết luận chương 3

Nâng cao hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN đòi hỏi phải nghiên cứu và giải quyết một cách đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau. Từ những giải pháp mang tính định hướng đến những giải pháp cụ thể như đổi mới và hoàn thiện quy trình kiểm soát chi “một cửa”; đổi mới phương thức kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN; đặc biệt là việc thay đổi tư duy của các ĐVSDNS và phương pháp kiểm soát chi NSNN của KBNN. Để thực hiện có hiệu quả những giải pháp nói trên, đòi hỏi phải có những điều kiện cần thiết về cơ sở pháp lý, định mức, tiêu chuẩn của nhà nước, đến hệ thống hạ tầng truyền thông và đặc biệt là năng lực chuyên môn và phẩm chất của đội ngũ công chức KBNN.

KẾT LUẬN

Cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN nói chung, kiểm soát chi thường xuyên NSNN nói riêng hiện hành tuy đã được bổ sung, sửa đổi nhưng vẫn còn những tồn tại, làm hạn chế kết quả hoạt động của NSNN; do đó cơ chế nhất thiết phải được đổi mới phù hợp với tình hình hiện nay.

Luận văn: “Kim soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bc Nhà nước trên địa bàn tnh Yên Bái” đã hệ thống hóa những vấn đề chung về chi NSNN

qua Kho bạc Nhà nước; kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước; các nhân tố ảnh hưởng bên trong, bên ngoài tác động đến kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN. Thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng về cơ chế quản lý điều hành NSNN, cơ chế quản lý tài chính và trách nhiệm của đơn vị sử dụng NSNN, cũng như kết quả thực hiện cơ chế kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Yên Bái, những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những tồn tại. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tác giả đã đưa ra những giải pháp tập trung vào cơ chế, quy trình có tính chất đổi mới cả về chức năng, nhiệm vụ của KBNN; phương thức và cách làm trong việc KSC NSNN đối với CQHCNN thực hiện chế độ tự chủ về tài chính tại KBNN Yên Bái; đề xuất các điều kiện cần thiết chủ yếu có liên quan đến các cấp, các ngành và cho chính bản thân hệ thống KBNN để thực hiện có hiệu quả cơ chế KSC thường xuyên NSNN qua hệ thống KBNN trong thời gian tới.

Trong khuôn khổ giới hạn của luận văn và khả năng của tác giả, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Nhưng hy vọng những giải pháp trên nếu được quan tâm và thực hiện sẽ góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN, thực hiện thành công chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, đáp ứng yêu cầu hội nhập, phù hợp với hướng cải cách về tài chính công trong giai đoạn hiện nay./.

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)