- Riêng đối với chứng từ chi tiền mặt, thủ quỹ đóng dấu “Đã chi tiền”
d) Kiểm soát thanh toán không dùng tiền mặt
3.3.4. Xây dựng và thực hiện tốt quy trình kiểm soát cam kết chi trong điều kiện triển khai hệ thống TABMIS
kiện triển khai hệ thống TABMIS
* Đối tượng áp dụng bao gồm: các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước (hay còn gọi là các đơn vị dự toán); các chủ đầu tư, ban quản lý dự án đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước (trừ ngân sách cấp xã); cơ quan tài chính và các đơn vị Kho bạc Nhà nước.
* Cam kết chi thường xuyên là việc các ĐVDT cam kết sử dụng dự toán chi ngân sách TX để thanh toán cho hợp đồng đã được ký giữa đơn vị với nhà cung cấp. Giá trị của khoản cam kết chi là:
Đối với hợp đồng được thực hiện trong 1 năm ngân sách: Là giá trị của hợp đồng.
Đối với hợp đồng thực hiện trong nhiều năm ngân sách: Là số tiền bố trí cho hợp đồng đó trong năm, đảm bảo trong phạm vi dự toán năm được giao và giá trị còn được phép cam kết chi của hợp đồng đó.
* Mặt tích cực:
Quản lý và kiểm soát cam kết chi là một trong những cơ sở đầu tiên để thực hiện kế toán dồn tích; góp phần ngăn chặn tình trạng nợ đọng thanh toán, nâng cao trách nhiệm, kỷ luật tài chính.
Thông qua việc quản lý, thực hiện cam kết chi đặc biệt là đối với các hợp đồng nhiều năm sẽ hỗ trợ việc lập ngân sách trung hạn của cơ quan tài chính các cấp và các bộ, ngành, địa phương.
Kiểm soát cam kết chi cũng góp phần từng bước đưa thông tin về các nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ vào quản lý tập trung;
Thực hiện quản lý, kiểm soát cam kết chi cũng làm nâng cao chất lượng dự báo dòng tiền, góp phần đắc lực cho hoạt động cải cách quản lý ngân quỹ KBNN trong thời gian tới.
* Mặt hạn chế:
Quản lý và kiểm soát cam kết chi cũng sẽ làm tăng khối lượng công việc cho cả KBNN và đơn vị dự toán/dự án đầu tư
Kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN là một vấn đề rất mới, có ảnh hưởng đến tất cả các đơn vị, sẽ phải tổ chức nhiều đợt tập huấn cho các Bộ, ngành, KBNN, đơn vị dự toán, chủ đầu tư,…để hiểu rõ và thực hiện đúng quy trình, chế độ quy định.
Kiểm soát cam kết chi là quá trình xem xét các quyết định chi tiêu của đơn vị sử dụng ngân sách, một mặt đảm bảo các khoản chi của đơn vị nằm trong dự toán NSNN hàng năm được duyệt nhằm tuân thủ các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nước quy định; mặt khác, giữ lại một khoản dự toán tương ứng để đảm bảo chi trả khi đã đủ điều kiện để thanh toán. Kiểm soát cam kết chi thực hiện ngay khi ĐVSDNS cam kết chi NSNN, chứ không đợi tới khi thanh toán, chi trả mới bắt đầu kiểm soát chi như hiện nay.
Kiểm soát cam kết chi NSNN là một bước tiến quan trọng trong quá trình hoàn thiện cơ chế, quy trình quản lý chi NSNN. Theo đó, việc kiểm soát, giám sát các khoản chi tiêu NSNN đã từng bước thực hiện được mục tiêu "kiểm tra trước" đối với hoạt động chi NSNN của ĐVSDNS. Nếu khoản chi NSNN bị từ chối từ khâu thực hiện cam kết, ĐVSDNS sẽ bắt buộc phải điều chỉnh lại hợp đồng, hoặc thực hiện bổ sung dự toán. Kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN đã góp phần đảm bảo các khoản chi NSNN đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. Kiểm soát cam kết chi sẽ góp phần ngăn chặn được tình trạng nợ đọng của lĩnh vực công vốn dai dẳng và thường xuyên trong thời gian qua. Việc áp dụng kiểm soát cam kết chi sẽ góp phần minh bạch hoá hoạt động quản lý chi tiêu công, đồng thời thúc đẩy quá trình lành mạnh hoá các hoạt động giao dịch trong nền kinh tế. Thực hiện quản lý và kiểm soát cam kết chi là một trong những cơ sở để có thể chuyển từ kế toán trên cơ sở tiền mặt sang kế toán dồn tích (khi cam
kết chi được thực hiện, kế toán hạch toán tài khoản phải trả cho nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ).
Thực hiện quy trình kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN là một nội dung rất mới, song lại là một trong những nội dung cải cách lớn trong quá trình thực hiện cải cách quản lý tài chính công tại Việt Nam. Đây là một quá trình phức tạp, có phạm vi ảnh hưởng rất rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp và các thành phần kinh tế. Do vậy việc thực hiện kiểm soát cam kết chi cũng cần phải xác định rõ lộ trình cụ thể. Theo đó, phải xác định phạm vi triển khai thực hiện cam kết chi phù hợp với yêu cầu quản lý, trình độ quản lý, có lộ trình triển khai thực hiện phù hợp từng giai đoạn nhất định. Trong giai đoạn đầu, có thể chỉ cam kết đối với những khoản chi lớn và có hợp đồng; không thực hiện cam kết chi đối với những khoản nhỏ lẻ; sau đó, tuỳ điều kiện cụ thể sẽ từng bước mở rộng phạm vi áp dụng kiểm soát cam kết chi.