- Riêng đối với chứng từ chi tiền mặt, thủ quỹ đóng dấu “Đã chi tiền”
d) Kiểm soát thanh toán không dùng tiền mặt
3.3.5. Hoàn thiện quy trình giao dịch “một cửa” qua Kho bạc Nhà nước Yên Bá
Bái
Để khắc phục hạn chế trong việc thực hiện quy trình giao dịch một cửa như đã nêu ở chương 2, ngành Kho bạc cần xây dựng lại quy trình giao dịch “một cửa” thay thế quy trình một cửa theo Quyết định số 1116/QĐ-KBNN. Đồng thời, cần thay đổi lại cơ cấu tổ chức bộ máy với mục tiêu tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả phù hợp với định hướng, lộ trình cải cách hành chính và hiện đại hóa hoạt động KBNN. Phân định rõ nhiệm vụ và quan hệ phối hợp giữa các phòng, bộ phận. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy KBNN, đảm bảo các nguyên tắc cơ bản: tính hệ thống, chuyên môn hóa và quản lý theo chức năng.
Hệ thống KBNN nói chung và KBNN Yên Bái nói riêng cần xác lập lại bộ máy cho phù hợp với mục tiêu và quá trình cải cách hành chính. Để tập trung nhiệm vụ KSC vào một đầu mối KBNN cần chuyển nhiệm vụ kiểm soát các chương trình mục tiêu Quốc gia, dự án Nhà nước sang cho phòng Kế toán Ngân sách kiểm soát (hiện nay đang do phòng Kiểm soát chi đảm nhiệm), phòng Kiểm soát chi chỉ thực hiện kiểm soát chi đầu tư xây dưng cơ bản, như vậy sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho các ĐVSDNS giao dịch với KBNN một đầu mối, nâng cao chất lượng KSC NSNN
Việc xây dựng lại quy trình giao dịch “một cửa” trên phải đáp ứng được yêu cầu của Chính phủ, Bộ Tài chính và thống nhất được quy trình kiểm soát chi NSNN. Quy trình kiểm soát chi “một cửa” NSNN qua KBNN Yên Bái được xây dựng lại bao gồm 9 bước, thể hiện ở hình 3.1.
Ghi chú:
Hướng đi của hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi Hướng đi của chứng từ thanh toán
Các bước thực hiện trong quy trình: