Kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ranh ằm khắc ph ục những tồn tại hình thức kiểm soát chi theo dự toán

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 104 - 106)

- Riêng đối với chứng từ chi tiền mặt, thủ quỹ đóng dấu “Đã chi tiền”

d) Kiểm soát thanh toán không dùng tiền mặt

3.3.3. Kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ranh ằm khắc ph ục những tồn tại hình thức kiểm soát chi theo dự toán

KSC NSNN hiện nay được thực hiện theo đầu vào (phương thức truyền thống) tập trung vào việc kiểm soát chi chi phí đầu vào của các đơn vị sử dụng NSNN một cách chặt chẽ theo dự toán và các chế độ tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước quy định. Tuy nhiên, phương thức này không giải quyết được những vấn đề then chốt theo các mục tiêu do Chính phủ đề ra. Các mối liên kết giữa ngân sách với các dịch vụ do Chính phủ cung cấp thường yếu kém và ít có động lực để đơn vị chi tiêu sử dụng một cách có hiệu quả.

Quản lý, kiểm soát ngân sách theo kết quả đầu ra là một phương thức quản lý chi tiêu công mới dựa trên sự vận dụng và phát triển khái niệm “quản lý theo kết quả” từ khu vực tư sang khu vực công với tư cách là một mô hình quản lý nguồn nhân lực mới, chuyển dịch trọng tâm từ mô hình quản lý theo “mệnh lệnh và kiểm soát” sang mô hình quản lý “thúc đẩy và hỗ trợ”. Sự thay đổi này đồng hành với sự ghi nhận về vai trò quan trọng của các kết quả hoạt động của cá nhân và tổ chức đối với nhiệm vụ chiến lược dài hạn và chủ đạo của tổ chức nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ công cho công chúng.

Hay nói cách khác, kiểm soát chi NSNN theo kết quả đầu ra là việc Nhà nước bỏ ra một khoản tiền nhất định để mua của một Bộ, ngành hoặc một đơn vị nào đó cung ứng cho xã hội về các dịch vụ công như các dịch vụ về cấp giấy phép, y tế, giáo dục, cung cấp nước sạch… theo số lượng, chất lượng, thời gian và địa điểm cung cấp đã được ấn định trước. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Quốc hội về việc sử dụng khoản ngân sách đó theo kết quả cam kết ban đầu. Nhà nước không can thiệp sâu vào việc sử dụng khoản ngân sách đó như thế nào, việc đó giao toàn quyền cho Thủ trưởng

các đơn vị quyết định. Nhà nước chỉ quan tâm đến hiệu quả, đến kết quả chương trình đó đem lại như thế nào từ nguồn ngân sách.

Đây là một phương thức cấp phát NSNN tiên tiến, mới được áp dụng ở một số nước, hoặc một số khoản chi đặc biệt. Theo đó, nhà nước không can thiệp vào việc sử dụng các khoản kinh phí NSNN đã cấp cho các cơ quan đơn vị, mà chỉ quan tâm đến hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí đó, tức là chỉ quan tâm đến kết quả đầu ra của các chương trình, mục tiêu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Theo phương thức cấp phát này, ngay từ khi lập dự toán, các cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao; chỉ tiêu nhiệm vụ của năm kế hoạch; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu; dự toán và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của năm trước để xây dựng dự toán chi của năm kế hoạch.

Sau khi được các cấp có thẩm quyền giao dự toán ngân sách năm, các cơ quan đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị thực hiện phương thức cấp phát NSNN theo kết quả đầu ra.

Trên cơ sở dự toán chi cả năm được giao và nhiệm vụ phải chi trong quý, các đơn vị phải lập nhu cầu chi quý gửi cơ quan quản lý cấp trên và KBNN nơi mở tài khoản. Căn cứ nhu cầu chi hàng quý đã đăng ký và yêu cầu của nhiệm vụ chi, đơn vị dự toán lập giấy rút dự toán ngân sách gửi KBNN nơi giao dịch.

Căn cứ vào dự toán năm được giao và nhu cầu chi quý đã đăng ký, KBNN thực hiện trích chuyển kinh phí theo đề nghị của đơn vị. Thủ trưởng đơn vị được quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí được cấp, bảo đảm thực hiện công việc theo đúng những cam kết ban đầu.

Định kỳ, cơ quan tài chính phối hợp với cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Trường hợp phát hiện đơn vị không bảo đảm thực hiện công việc theo đúng cam kết, KBNN được phép tạm dừng cấp kinh phí cho đơn vị hoặc có biện pháp thu hồi phần kinh phí đã cấp. Như vậy, trong cơ chế kiểm soát chất lượng “đầu ra”, các ràng buộc bằng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ở “đầu vào” đã được thay bởi các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả chất lượng “đầu ra”. Do đó, nó đã khắc phục được

những hạn chế của cơ chế kiểm soát chi theo “đầu vào” hiện nay, khi mà hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nước còn thiếu và lạc hậu; đồng thời tăng cường hơn nữa tính chủ động, sáng tạo của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN cấp cũng như phù hợp với chủ trương cải cách thủ tục hành chính hiện nay ở nước ta.

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)