Chiến lược phát triển hệ thống Kho bạc Nhà nước đến năm

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 97 - 100)

- Riêng đối với chứng từ chi tiền mặt, thủ quỹ đóng dấu “Đã chi tiền”

3.1.Chiến lược phát triển hệ thống Kho bạc Nhà nước đến năm

d) Kiểm soát thanh toán không dùng tiền mặt

3.1.Chiến lược phát triển hệ thống Kho bạc Nhà nước đến năm

Mục tiêu chung của Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 là xây dựng KBNN hiện đại, an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tổng kế toán nhà nước nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả hoạt động và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước. Đến năm 2020, các hoạt động KBNN được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử.

Nội dung cơ bản của Chiến lược phát triển KBNN như sau:

* Quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước

- Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin điện tử tiên tiến vào quy trình quản lý thu NSNN, đảm bảo xử lý dữ liệu thu NSNN theo thời gian thực hiện. Mở rộng phương thức thu nộp thuế bằng tiền mặt tại các điểm giao dịch của ngân hàng, bưu điện, tiến tới không thu nộp tại KBNN. Thực hiện rộng rãi các phương thức thu nộp thuế hiện đại như thu nộp qua Internet, thẻ tín dụng… - Thống nhất quy trình và đầu mối kiểm soát các khoản chi của NSNN, bao gồm các khoản chi NSNN từ nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngoài, các khoản chi NSNN phát sinh ở trong và ngoài nước. Thực hiện kiểm soát chi NSNN theo kết quả đầu ra, theo nhiệm vụ và chương trình ngân sách. Cải cách công tác kiểm soát chi NSNN theo hướng phân cấp và gắn liền với định hướng phát triển kiểm toán nội bộ tại các Bộ, ngành và đơn vị chi tiêu ngân sách trên cơ sở tính toán rõ các chi phí và hiệu quả của chi NSNN. Hoàn thiện và mở rộng quy trình kiểm soát chi điện tử.

quản lý ngân sách và kho bạc (hệ thống TABMIS) trong công tác quản lý quỹ NSNN; hoàn thiện và mở rộng TABMIS giai đoạn 2 với vai trò là hạt nhân của hệ thống thông tin tài chính tích hợp (IFMIS).

* Quản lý ngân quỹ và nợ Chính phủ:

- Xây dựng Luật Quản lý ngân quỹ. Phát triển hệ thống các công cụ phục vụ công tác quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ. Tổ chức thực hiện quản lý, đầu tư ngân quỹ theo Luật Quản lý ngân quỹ; gắn công tác quản lý ngân quỹ với quản lý nợ Chính phủ, đảm bảo an toàn, hiệu quả trong điều kiện liên kết với các nền tài chính trong khu vực và trên thế giới.

- Hoàn thiện công tác phát hành trái phiếu Chính phủ theo hướng hiện đại, minh bạch, hoạt động theo nguyên tắc thị trường; từng bước liên kết và hội nhập với thị trường trái phiếu khu vực và quốc tế.

- Xây dựng và hoàn thiện mô hình Kho bạc chuyên quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ.

* Công tác kế toán:

- Thực hiện chức năng tổng kế toán nhà nước. Chuyển từ kế toán dồn tích điều chỉnh sang kế toán dồn tích đầy đủ. Xây dựng bảng tổng kết tài sản Quốc gia; thực hiện kế toán tình hình biến động về mặt giá trị của tài sản công.

- Phát triển kế toán quản trị đảm bảo khả năng phân tích và tính toán được chi phí, hiệu quả của chi tiêu NSNN cũng như yêu cầu lập ngân sách trên cơ sở dồn tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính. Áp dụng chuẩn mực kế toán nhà nước phù hợp với chuẩn mực quốc tế và kế toán công (IPSAS).

* Hệ thống thanh toán:

- Phát triển hệ thống thanh toán điện tử song phương, đa phương với các ngân hàng thương mại. Sử dụng có hiệu quả công nghệ, phương tiện và hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tiên tiến. Chuyển việc thanh toán bằng tiền mặt tại KBNN sang cho hệ thống ngân hàng thương mại đảm nhận.

- Triển khai toàn diện mô hình thanh toán tập trung (TSA) của KBNN theo cả chiều dọc và chiều ngang, đảm bảo mọi giao dịch của NSNN và các quỹ tài chính nhà nước đều được thực hiện qua TSA.

* Kiểm tra, kiểm toán nội bộ:

- Đổi mới nội dung, phương pháp và quy trình kiểm tra, kiểm soát; xây dựng quy trình và hệ thống chỉ tiêu giám sát từ xa; xây dựng hệ thống quản lý và kiểm soát rủi ro trong từng lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ của KBNN. Xây dựng khuôn khổ pháp lý về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ; chế độ và quy trình kiểm toán nội bộ và triển khai thí điểm hoạt động kiểm tra và kiểm toán nội bộ KBNN.

- Hoàn thiện mô hình kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo hướng nâng cao tính độc lập, thống nhất về hoạt động nghiệp vụ của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Thực hiện toàn diện và đồng bộ các phương thức giám sát từ xa, quản lý và kiểm soát rủi ro.

* Công nghệ thông tin:

- Phát triển hệ thống công nghệ thông tin KBNN hiện đại trên cơ sở TABMIS và IFMIS nhằm phục vụ tốt yêu cầu quản lý tài chính công của quốc gia. Thực hiện giai đoạn 2 của dự án TABMIS đáp ứng các yêu cầu cải cách mạnh mẽ về quản lý tài chính – ngân sách như thứ hiện phân bổ ngân sách theo đầu ra; tính toán được chi phí và hiệu quả của các chương trình, dự án chi tiêu từ nguồn NSNN; xây dựng khuôn khổ tài khóa trung hạn; thực hiện quản lý NSNN theo nguyên tắc dồn tích; hình thành Tổng kế toán Nhà nước…

- Xây dựng cấu trúc tổng thể hệ thống thông tin KBNN; ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ, thống nhất và chuyên nghiệp vào mọi hoạt động của KBNN. Hình thành Kho bạc điện tử

* Tổ chức bộ máy:

- Về tổ chức bộ máy: Kiện toàn tổ chức bộ máy KBNN tinh gọn, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và chuyên nghiệp, thực hiện đầy đủ 3 chức năng: quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tổng kế toán nhà nước. Tổ chức lại các đơn vị thuộc KBNN tại trung ương theo hướng tập trung quản lý, điều hành; nâng cao khả năng nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách; tăng cường tính chuyên môn hóa của một số đơn vị, hình thành một số KBNN hoạt động theo chức năng. Cơ cấu

lại các KBNN địa phương theo hướng thành lập một số KBNN khu vực, có lộ trình bố trí lại KBNN theo địa giới hành chính.

- Về nguồn nhân lực: Hoàn thiện chính sách và quy trình quản lý cán bộ theo hướng: Nâng cao tính chuyên nghiệp, trình độ quản lý tiên tiến của đội ngũ cán bộ KBNN; sắp xếp và hợp lý hóa nguồn nhân lực KBNN ở cả trung ương và địa phương; thực hiện đãi ngộ theo vị trí công tác và mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ KBNN theo chức trách và nhiệm vụ được giao.

* Tăng cường hợp tác quốc tế

Tiếp tục củng cố và phát triển các quan hệ hợp tác song phương, đa phương với các đối tác đã có; chủ động thiết lập, tích cực mở rộng các quan hệ hợp tác mới với các tổ chức, các nước trong khu vực và trên thế giới. Tăng cường áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế vào hoạt động KBNN như chuẩn mực kế toán công, quản lý ngân quỹ và quản lý nợ trong điều kiện liên kết các nền tài chính trong khu vực…

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 97 - 100)