Tính khách quan

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện (PGS.TS Lê Thanh Sơn) (Trang 26 - 28)

Nhận thức của con người luôn hữu hạn trước sự phong

khách quan. Mặt khác, cái “tôi” bản năng trong ý thức chủ quan của mỗi người thường chi phối, điều khiển mục đích tìm hiểu, nhìn nhận một vấn đề, một đối tượng. Chính những nhận thức, mong muốn mang nặng cái “tôi” từ phía chủquan đã hình thành

rào cản trong việc tiếp cận chân lý khách quan. Để xem xét, đánh giá đối tượng, sự việc một cách đúng đắn, tư duy phản biện đòi

hỏi phải xem xét đối tượng, sự việc với thái độ thực sự khách quan, công bằng; có ý thức công tâm và bình đẳng khi nhìn nhận sự việc ở tất cả các góc nhìn khác nhau; tôn trọng sự thật khách

quan đồng nghĩa với việc không cho phép gán ghép, bóp méo,

cường điệu hay tô vẽ thêm cho đối tượng những đặc điểm, tính chất mà nó không có trên thực tế, nói khác đi là không được để

cho ý chí, tình cảm, lợi ích, định kiến cá nhân ảnh hưởng đến việc xem xét, đánh giá sự việc; tính khách quan của tư duy phản biện cũng đòi hỏi khi phán đoán, phân tích, thẩm định, đánh giá

một vấn đề cần xuất phát và tôn trọng các dữ kiện, bằng chứng từ

những nguồn thông tin chính xác, cập nhật và tin cậy, đi kèm với lập luận logic, không được áp đặt, thiên lệch, phiến diện, bảo thủ, cố chấp.

Theo Oxford Advanced’s Learner Dictionary, “Critical” trong “Critical thinking” có nghĩa là “đưa ra những đánh giá

công bằng, thận trọng về tính chất tốt hay xấu của một người hoặc một vật nào đó”. Do đó, tư duy phản biện đòi hỏi ở mỗi

người phẩm chất cẩn trọng, tư duy phải có tính kỷ luật, phải phân tích vấn đề khách quan, kỹlưỡng trước khi đưa ra kết luận.

Đối với các hoạt động trong lĩnh vực luật, tính khách quan là yêu cầu cốt tửđể đạt được mục đích làm sáng tỏ bản chất sự

thực những “góc khuất” phía sau những tình tiết, diễn biến của sự

việc. Từ đó có những phán quyết đúng đắn, thuyết phục phù hợp với bản chất của vấn đề, của sự việc.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện (PGS.TS Lê Thanh Sơn) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)