Lê Duy Ninh, “Logic – Phi logic trong đời thường và trong pháp luật” (Lưu

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện (PGS.TS Lê Thanh Sơn) (Trang 43 - 48)

luật của tư duy, của tư tưởng. Khi tập trung nghiên cứu để làm rõ các hình thức và cấu trúc của tư duy, logic hình thức tạm “lãng quên”, không xem xét nội dung của tư tưởng.

Logic biện chứng nghiên cứu các quy luật của tư duy, song ở đây tư duy gắn chặt chẽ với nội dung cụ thể có quá trình hình thành, vận động và phát triển.

Logic hình thức và logic biện chứng luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. Cả hai đều là khoa học về các quy luật và hình thức của tư duy.

Chúng ta sẽ lần lượt nhắc lại những điểm cơ bản của các hình thức trong tư duy trừu tượng, đó là: khái niệm, phán đoán

và suy luận.

2.1.2. Khái nim

Khái niệm là hình thức, là đơn vịcơ bản đầu tiên của tư duy trừu tượng (giai đoạn nhận thức lý tính), phản ánh các dấu hiệu bản chất, cơ bản khác biệt của một đối tượng (lớp đối tượng).

Trong quá trình nhận thức thế giới khách quan, con người tiếp cận với muôn vàn đối tượng khác nhau. Mỗi đối tượng đều mang trong nó những dấu hiệu, trong đó có những dấu hiệu

mang tính đặc thù cho đối tượng (lớp đối tượng) đó, để phân biệt hoặc đồng nhất nó với các đối tượng khác. Những dấu hiệu đó là

những dấu hiệu bản chất, chúng tồn tại một cách ổn định, phổ biến và tất yếu ở những đối tượng cùng loại. Như vậy, khái niệm về một đối tượng nào đó chính là những hiểu biết của con người về những dấu hiệu bản chất của đối tượng đó.

Ví dụ: Hành vi phạm tội (vi phạm pháp luật hình sự) được nhận biết bởi ba dấu hiệu bản chất sau:

- Hành vi đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội. - Hành vi đó là hành vi có lỗi.

- Hành vi đó là hành vi trái pháp luật hình sự (được quy

định trong Bộ luật Hình sự - BLHS).

Do vậy, một hành vi hội đủ ba dấu hiệu trên là hành vi phạm tội. Ngược lại, mọi hành vi chỉ cần thiếu ít nhất một trong ba dấu hiệu trên thì đều không là tội phạm.

Một số ví dụ:

- B can là khái niệm dùng để chỉngười hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự.

- B hi là khái niệm dùng để chỉ cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.

- Nguyên đơn dân sự là khái niệm dùng để chỉcá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.

2.1.3. Phán đoán

Phán đoán là hình thức cơ bản của tư duy thông qua việc liên kết các khái niệm để khẳng định hoặc phủ định một dấu hiệu, một mối quan hệ,… nào đó ở sự vật, hiện tượng. Nói khác

đi, hình thức nhận thức được thể hiện dưới dạng khẳng định hay phủ định dấu hiệu, đặc điểm, quan hệ,… nào đó ở sự vật, hiện

tượng được gọi là phán đoán.

Ví dụ 1: “Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung”.

Ở ví dụ 1, khái niệm “Pháp luật” và khái niệm “hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung” được liên kết với

nhau, trong đó khái niệm “Pháp luật” đóng vai trò là đối tượng, còn khái niệm “hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung” đóng vai trò là dấu hiệu, thuộc tính của đối tượng.

Tương tự, ở ví dụ 2 khái niệm “Anh B” là đối tượng và khái niệm “không vi phạm pháp luật” là thuộc tính của đối tượng.

Có thể viết công thức chung của hai phán đoán trong các ví dụtrên dưới dạng:

“S là (không là) P”.

Tổng quát, cấu trúc của một phán đoán có thể viết như sau:

Chủ từ - hệ từ - Vị từ

Chủ từ: Là bộ phận chỉđối tượng của tư tưởng.

Vị từ: Là bộ phận khẳng định (hay phủ định) những dấu hiệu, thuộc tính mang những mối liên hệ nào đó với đối tượng (chủ từ).

Hệ từ: Là từ (cụm từ) giữ chức năng liên kết chủ từ với vị từ. Ví dụ:

“Mọi công dân đều phải tôn trọng pháp luật”. “Một sốđộng vật không có xương sống”.

Quá trình tư duy luôn là sự liên kết, đối chiếu, so sánh,… các phán đoán, bởi phán đoán là sự thể hiện tư tưởng con người trong quá trình phản ánh thế giới hiện thực.

Phán đoán có tính xác định về giá trị logic. Phán đoán đúng Chủ từ Hệ từ Vị từ

(chân thực) là phán đoán phản ánh điều mà trong thực tế khách quan hiển nhiên như vậy, hoặc được công nhận như vậy hoặc

được rút ra một cách hợp logic từcác phán đoán đúng trước đó.

Ví dụ: Nhà nước là công cụ chuyên chính của một giai cấp.

Dấu hiệu “công cụ chuyên chính của một giai cấp” của

Nhà nước đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn lịch sử, phù hợp với phán đoán. Do vậy, phán đoán trên là phán đoán chân thực.

Ngược lại, phán đoán sai (giả dối) là phán đoán phản ánh

điều mà trong thực tế khách quan không đúng như vậy, hoặc

không được thừa nhận như vậy.

Ví dụ: Phán đoán “Nhà nước là thiết chế xã hội không mang tính giai cấp” là phán đoán giả dối.

Phán đoán có thể tạo nên bởi một hoặc nhiều phán đoán

con. Nếu chỉ được tạo nên từ một phán đoán con thì được gọi là

phán đoán đơn, còn nếu được tạo nên từ nhiều phán đoán con thì được gọi là phán đoán phức (hay phán đoán phức hợp).

Với phán đoán đơn, người ta phân loại theo Chất và Lượng

của phán đoán.

Chất là nội dung phán đoán phản ánh đối tượng có hay không có dấu hiệu nào đó. Như vậy, phán đoán bao giờcũng có

một trong hai chất: hoặc chất khẳng định hoặc chất phủđịnh. Nếu nội dung của phán đoán cho rằng đối tượng phản ánh có dấu hiệu nào đó thì phán đoán có chất khẳng định. Hệ từ trong phán đoán chất khẳng định thường biểu đạt bằng từ“là”.

Ví dụ: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội”.

Ngược lại, nếu nội dung của phán đoán cho rằng đối tượng phản ánh không có dấu hiệu nào đó thì phán đoán có chất phủ

định. Hệ từtrong phán đoán phủđịnh thường là các từ: “không”, “không phải”, “không là”.

Ví dụ: “Phòng vệchính đáng không là tội phạm”.

Lượng của phán đoán phụ thuộc vào số phần tử của đối

tượng được phản ánh (S) là toàn thể hay bộ phận. Nếu phán đoán

phản ánh tất cả các phần tử của đối tượng có (hay không có) mối quan hệđối với thuộc tính (P), ta gọi đó là phán đoán toàn thể.

Ví dụ: “Tất cảcông dân đều có quyền tựdo tín ngưỡng”.

Nếu phán đoán chỉ phản ánh một bộ phận các phần tử của

đối tượng (S) có (không có) mối quan hệ đối với thuộc tính (P), ta gọi đó là phán đoán bộ phận.

Ví dụ“Đa số cửtri đã đi bỏ phiếu bầu cử”.

Trong một phán đoán phức, các phán đoán đơn liên kết với nhau bằng các liên từ logic và tạo thành các loại như sau:

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện (PGS.TS Lê Thanh Sơn) (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)