- Nguyên nhân thứ ba: Lập luận không tuân thủ các quy t ắc logic.
3.1.1. Rèn luyện tính khách quan trong việc tiếp cận, xem xét,
đánh giá vấn đề
chất lượng của tư duy phản biện là tính khách quan. Rèn luyện
đểcó thái độkhách quan khi xem xét, đánh giá vấn đềlà đòi hỏi có tính bắt buộc với những ai mong muốn trang bị cho mình kỹ năng tư duy phản biện. Để việc xem xét, đánh giá đối tượng một cách khách quan, cần phải:
- Rèn luyện để có kỹnăng tiếp nhận và xử lý thông tin một cách chính trực, công bằng. Cần sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để thu thập, kiểm tra thông tin từ nhiều nguồn. Không chỉ quan tâm thu thập những thông tin “thuận”, tức là những thông tin, dữ liệu phù hợp với quan điểm của mình, mà còn cả
những thông tin “nghịch”, là những thông tin có sự khác biệt, thậm chí mâu thuẫn với suy nghĩ, quan điểm của bản thân. Thực tế cho thấy: chính những thông tin trái chiều là những “gợi mở”
có giá trị cho những cách nhìn khác biệt và mới mẻ về sự việc
đang xem xét, đó cũng là con đường để thực hiện việc “phản biện” có hiệu quả và chất lượng cao. Chúng ta cần tất cả các dữ
kiện để thực hiện một quyết định thông minh, không thiên vị. Vì thế, cần tuyệt đối tránh việc chỉ tiếp nhận những dữ liệu phù hợp với quan điểm sẵn có của bản thân, loại bỏ (thậm chí nguy hiểm
hơn là sửa đổi) những dữ liệu không phù hợp, không mong muốn. Phải phân tích tất cả các dữ kiện thu thập và phân tích từng phần của vấn đề. Biết cách đánh giá thông tin. Đặt câu hỏi cho mỗi câu trả lời mà mình tìm thấy. Phải đảm bảo chắc chắn rằng những nguồn tin là đáng tin cậy. Bên cạnh đó, cần phải nhận diện được những định kiến của người cung cấp thông tin.
Ví dụ: Với cơ quan tư pháp, hoạt động nghiên cứu chứng cứ nhằm chỉ ra mối liên hệ giữa tình tiết, chứng cứ với vấn đề đang cần giải quyết có rất vai trò quan trọng với mục đích chứng
minh, làm sáng tỏ mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật với hậu quảđã xảy ra; Tính có lỗi của hành vi, mức độ, tính chất, động cơ của hành vi vi phạm. Vì vậy, yêu cầu có tính nguyên tắc là việc nghiên cứu chứng cứ phải khách quan (và toàn diện), nghĩa là người nghiên cứu phải độc lập về mặt tư tưởng, tình cảm đối với những tình tiết, chứng cứ có trong vụ
việc, không bị chi phối, áp đặt bởi bất kỳ ai, không được định sẵn hướng nghiên cứu theo ý chí chủ quan. Sử dụng bằng chứng một cách am hiểu, không thiên lệch. Sự hàm chứa thông tin của tình tiết, của chứng cứ tự thân nó đã là sự khẳng định sự thật, không chấp nhận sự áp đặt, khiêm cưỡng, quy kết thiếu căn cứ, thiếu liên hệ, đồng nhất. Những lý lẽ, lập luận được sử dụng phải qua kiểm chứng và đã được công nhận là đúng.
- Rèn luyện thói quen biết tôn trọng các ý kiến khác biệt để
sẵn sàng xem xét vấn đề một cách khách quan, công tâm và thiện chí. Phải chắc chắn rằng bản thân luôn nhìn vấn đề một cách cởi mở, trung thực và trong sáng. Biết nhận ra những thành kiến của mình và dứt khoát gạt bỏ những thành kiến đó trước khi đối thoại
để phản biện.
- Rèn luyện để có khảnăng và luôn có nhu cầu “phản biện
chính mình”, bởi tư duy phản biện có nghĩa là khảnăng chất vấn niềm tin và ý tưởng không chỉ của người khác mà còn là của chính mình. Xuyên suốt quá trình tư duy phản biện, con người
luôn đứng trước khảnăng gặp những tri thức chống lại những gì họ đã biết. Do vậy, “phản biện chính mình” cũng là học cách kiểm soát, chế ngự“bản ngã” của mình để từ bỏ niềm tin cố hữu và tiếp nhận những tri thức mới.
Năng lực “phản biện chính mình” là một phẩm chất quý
sở hữu năng lực “phản biện chính mình” là một việc rất khó, đòi
hỏi mỗi người phải luôn ý thức sâu sắc về giới hạn của của bản
thân trước những biến đổi không ngừng và đa dạng của cuộc sống, có thái độkhiêm nhường, thái độ cầu thị, tôn trọng sự công bằng, biết chủđộng điều chỉnh khi ngộ nhận, biết thay đổi quan
điểm khi mắc sai lầm. Nói ngắn gọn đó là thái độ biết vượt qua
cái “tôi” để thấy rõ và khắc phục, loại bỏ những “u tối”, những
“điểm mù” trong nhận thức của bản thân mình. Như vậy, rèn luyện tính khách quan, công bằng trong tư duy còn là cách để giúp chúng ta thay đổi bản thân và không ngừng tiến bộ.
Để tránh mắc những sai lầm do thiếu khách quan, công bằng khi tiếp cận các thông tin, sự kiện,… cần đảm bảo các nguồn thông tin, sự kiện,… được sàng lọc qua 4 tiêu chí sau:
+ Độ tin cậy: Nguồn cung cấp thông tin, sự kiện này từ đâu? Có thể kiểm tra, đối chứng độ khả tín của thông tin, sự kiện này bằng cách nào, thông qua nguồn nào?...
+ Tính rõ ràng: Nội dung thông tin, sự kiện có tường minh, mạch lạc không? Các số liệu có chính xác và phản ánh
đúng nội dung không? Các dữ liệu có mâu thuẫn nhau không?... Sự rõ ràng của vấn đềlà điều kiện đầu tiên phải có trước khi bắt
đầu tư duy về bất kỳđiều gì. Một vấn đề quá chung chung, mơ
hồ sẽ dẫn đến những khó khăn trong việc định hướng cách giải quyết và thường bị rơi vào trạng thái bế tắc, không biết bắt đầu từđâu hay lựa chọn cách đối phó theo cảm tính.
+ Tính cập nhật: Thông tin, sự kiện có còn tính thời sự không, có còn được quan tâm không?
+ Tính logic: Nội dung thông tin có mối liên quan với nhau không? Có bị gán ghép không? Nguồn và chủ thể cung cấp
thông tin, sự kiện có chủ kiến cá nhân gì không? Các số liệu công bố có quan hệ nhân quả với kết luận của thông tin không?...