Khẳng định luận (khẳng định tiền kiện)

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện (PGS.TS Lê Thanh Sơn) (Trang 70 - 71)

D ẫn từ Lê uy Ninh, Sđd, Tr 27.

2.3.2. Khẳng định luận (khẳng định tiền kiện)

Đây là một dạng của suy luận có điều kiện, nó phản ánh

thói quen suy nghĩ của chúng ta. Ví dụ “Nếu thời tiết thứ Năm đẹp thì chúng tôi sẽ đi cắm trại. Thời tiết thứ năm đẹp. Do đó, chúng tôi sẽ đi cắm trại”. Dạng suy luận này được biểu diễn bằng sơ đồ:

Mệnh đề thứ nhất (A) được gọi là tiền kiện; mệnh đề thứ hai (B) được gọi là hậu thức.

Dòng thứ nhất (A B) là tiền đề chính của suy luận; dòng thứ hai (A) là tiền đề phụ của suy luận; dòng thứ ba (Do đó B) hiển nhiên là kết luận (từ“Do đó” có vai trò là chỉ thị logic nhận diện mệnh đề kết luận). Tiền đề chính cho ta biết mối quan hệ

giữa A và B hoàn toàn mang tính tất yếu. Nói cách khác, nếu A xảy ra thì B phải xảy ra.

Tuy nhiên, hầu hết các khẳng định luận chúng ta sử dụng

trong đời sống không theo sát tinh thần logic chặt chẽ, nghĩa là

hiếm khi giữa tiền kiện và hậu thức có mối liên hệ mang tính tất yếu thực sự. Chẳng hạn, với ví dụ trên, ta thấy giữa tiền kiện (thời tiết thứ năm đẹp) và hậu thức (đi cắm trại) không có mối quan hệ tất yếu. Thời tiết có thể rất lý tưởng vào thứnăm, nhưng

có thể vì một lý do nào đó không biết trước mà việc đi cắm trại sẽ không thực hiện (Xem thêm phần Giả định trong suy luận

A B A

B

mục 3.1.5.3, chương 3). Nhưng với suy luận “Nếu Hùng đang chạy thì Hùng đang chuyển động. Hùng đang chạy. Do đó, Hùng đang chuyển động” ta thấy có mối quan hệ tất yếu giữa tiền kiện và hậu thức. Không thể có chuyện đang chạy mà lại không chuyển động.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện (PGS.TS Lê Thanh Sơn) (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)