Phương pháp chứng minh

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện (PGS.TS Lê Thanh Sơn) (Trang 79 - 80)

M ( đại diện cho nhóm nhỏ hơn, nằm gọn trong P).

2.4.2. Phương pháp chứng minh

Có thể thực hiện chứng minh trực tiếp hoặc chứng minh gián tiếp.

2.4.2.1. Chứng minh trực tiếp

Chứng minh trực tiếp là thao tác tư duy dựa trên cơ sở một số luận cứ chân thực để luận chứng trực tiếp về tính chân thực của luận đề. Nói khác đi, chứng minh trực tiếp là phương pháp

chứng minh trong đó tính chân thực của luận đềđược suy ra trực tiếp từ tính chân thực của luận cứ. Ví dụ: Dựa vào luận cứ

Thẩm phán là người hiểu biết pháp luật” và “Anh A là thẩm phán”, ta luận chứng rằng: “Anh A là người hiểu biết pháp luật”.

2.4.2.2.Chứng minh gián tiếp

Chứng minh gián tiếp là chứng minh trong đó tính chân

thực của luận đềđược rút ra từ tính giả dối của phản luận đề. Nói

khác đi, bằng cách chứng minh phản luận đề là giả dối để khẳng

định luận đề là chân thực.

Có hai phương pháp chứng minh gián tiếp: chứng minh phản chứng và chứng minh lựa chọn.

- Chứng minh phản chứng: Là phương pháp chứng minh tính chân thực của luận đề thông qua việc chứng minh tính không chân thực của phản luận đề (xem mục 2.3.8).

- Chứng minh lựa chọn (loại trừ): Là phương pháp chứng minh bằng cách phân tích để loại trừ dần những khảnăng, những

đối tượng cùng loại không hợp lý và mâu thuẫn với luận cứ, trừ đối tượng cần chứng minh. Phương pháp chứng minh này đòi hỏi phải bao quát hết các khả năng có thể xảy ra trong thực tế, nếu không rất dễ mắc sai lầm.

Ví dụ: Trong một vụ án, người ta xác định có 4 đối tượng có khảnăng gây án là A, B, C, D. Từ các chứng cứ thu thập được ta loại bỏcác đối tượng A, B, C. Vậy, có thể D là kẻ gây án.

2.4.3. Các quy tc ca phép chng minh - Quy tắc đối vi luận đề:

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện (PGS.TS Lê Thanh Sơn) (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)