+ Luận chứng phải tuân theo mọi quy tắc của phép suy luận. + Luận chứng phải đảm bảo tính hệ thống. Nghĩa là phải tổ chức sắp xếp luận cứ một cách mạch lạc, gắn liền với nhau theo một trình tự nhất định.
+ Luận chứng phải nhất quán, không mâu thuẫn. Nghĩa là người ta không thểsuy ra được giá trị logic của luận chứng bằng một giá trị logic khác mâu thuẫn với nó.
2.4.4. Bác bỏ
Nếu mục đích của chứng minh là khẳng định tính chân thực của luận đề thì mục đích của bác bỏ là nhằm phủ định tính chân thực đó. Bác bỏ là thao tác của tư duy dựa trên cơ sở một số
luận cứđể luận chứng về tính giả dối của luận đề. Như vậy, bác bỏ cũng là một phép chứng minh, hơn nữa nó là phép chứng
minh đặc biệt: chứng minh tính sai lầm, tính vô căn cứ của luận
đề. Để bác bỏ, chỉ cần chứng tỏ một bộ phận (trong ba bộ phận: luận đề, luận cứ, luận chứng) không chân thực là đủ. Nếu ta chỉ ra được sai lầm logic trong luận đề thì sự bác bỏđó gọi là bác bỏ
luận đề. Tương tự, ta có bác bỏ luận cứ và bác bỏ luận chứng.
Như vậy, có 3 cách bác bỏ:
- Bác bỏ luận đề:
Bác bỏ luận đề là việc chứng minh phản luận đề là đúng
(phản luận đề là chân thực). Để đạt được mục đích đó, ta có thể
chỉra tính không có cơ sở của dữ kiện nêu trong luận đề cần bác bỏ, có thể chỉ ra tính giả dối của hệ quả được rút ra từ luận đề
cần bác bỏ.
Ví dụ: Bác bỏ luận đề“trí thức là đội ngũ phi sản xuất”, ta phải chứng minh sự chân thực của phản luận đề “trí thức là đội
ngũ sản xuất” bằng cách chỉ ra hiệu quả đối với sản xuất thông qua hoạt động của đội ngũ trí thức như chế tạo ra máy móc, nghiên cứu để có giống cây với năng suất cao hơn, những quy trình sản xuất có hiệu quả kinh tế lớn hơn…
- Bác bỏ luận cứ:
Bác bỏ luận cứ có thể bằng cách:
+ Chỉ ra tính giả dối hoặc không chắc chắn, không tin cậy của luận cứ(đã được sử dụng để chứng minh).
Ví dụ: Nạn nhân trong một vụ hỏa hoạn được cho là chết do sức nóng của lửa. Kết quả giải phẫu tử thi cho thấy, trong phổi nạn nhân không có dấu vết của khói. Kết luận nạn nhân đã
chết trước khi hỏa hoạn, vì nếu khi cháy nạn nhân chưa chết nghĩa
là còn hít thở thì trong phổi nhất thiết phải có dấu vết của khói.
+ Chỉ ra luận cứ không phải là lý do đầy đủ của luận đề.
Trong trường hợp này, người ta chỉ ra rằng luận cứđược sử dụng
để chứng minh không có quan hệ tất yếu với luận đề hoặc có quan hệnhưng chưa đủđể hỗ trợcho tính đúng đắn của luận đề.
Ví dụ: Nếu khẳng định “Hành vi của A là phạm tội” khi chỉ
dựa vào hai luận cứ:
- A có hành vi nguy hiểm cho xã hội.
- Hành vi của A là hành vi trái pháp luật hình sự.
thì có thể dễ dàng bác bỏ khẳng định đó bằng cách chỉ ra trong luận cứ của phép chứng minh đã thiếu một luận cứ rất quan trọng
là “Hành vi của A là hành vi có lỗi”. Thiếu luận cứ này, một hành vi bất kỳluôn được xem không là tội phạm.
- Bác bỏ luận chứng:
Bác bỏ luận chứng có thể thực hiện theo 2 cách:
+ Chỉ ra sự vi phạm các quy tắc logic trong quá trình chứng minh.
Ví dụ: “Người phạm tội là người có hành vi nguy hiểm cho xã hội. A có hành vi nguy hiểm cho xã hội nên A là người phạm tội”.
Suy luận trên vi phạm quy tắc tam đoạn luận và là một dạng ngụy biện (xem mục 2.5.2.10, ngụy biện khẳng định hậu thức), do đó kết luận nhận được không hợp logic và bị bác bỏ.
+ Chỉ ra một luận chứng luẩn quẩn hoặc có mâu thuẫn logic.
Ví dụ: Để bảo vệ cho thân chủ bị truy tố về tội buôn lậu, Luật sư đã lập luận rằng: Mặc dù buôn lậu là phạm pháp nhưng
chính những người buôn lậu đã góp phần làm phong phú hàng hóa nội địa, tạo cơ hội để người tiêu dùng, nhất là người nghèo
được mua hàng với giá rẻ,… lập luận này có mục đích cho rằng buôn lậu không phải là hành vi phạm pháp.
Bác bỏ luận đề, bác bỏ luận cứ và bác bỏ luận chứng có khác nhau về mức độ và cách thức, nhưng giống nhau ở mục
đích, đó là: chỉra tính vô căn cứ, sai lầm logic của luận điểm cần bác bỏ.
2.5. Nhận diện và bác bỏ ngụy biện
2.5.1. Bản chất của ngụy biện
Ngụy biện (Fallacy) là một từ Hán - Việt: “Ngụy” nghĩa là
giả dối, “Biện” nghĩa là tranh biện (tranh luận). Thuật ngữ “Fallacy” (Ngụy biện) có nguồn gốc từ chữ fallax (lừa mỵ) và
động từ fallere (đánh lừa) trong tiếng Latinh. Ngụy biện là sự cố
ý vi phạm các quy tắc logic trong suy luận khiến nó trở nên vô
căn cứ hay không hợp lý. Ngụy biện liên quan đến suy luận, lập luận chứkhông liên quan đến kết luận của suy luận, lập luận ấy.
“Biện” trong “Ngụy biện” cho thấy ngụy biện là việc sử dụng lời lẽ (được thể hiện dưới hình thức nói hoặc viết), Do đó, “Ngụy biện là hành vi dùng lời lẽ cố tình làm cho người khác nhận thức
sai lầm”1. Định nghĩa này cũng cho thấy, nếu một hành vi sử
dụng lời lẽ, lập luận tạo cho người khác nhận thức sai lầm nhưng
chỉ là vô tình, không cố ý thì không phải là ngụy biện. Đây là
trường hợp xảy ra ở những người có sự hạn chế về sự hiểu biết hoặc hạn chế vềtrình độ tư duy logic và như đã nói, được gọi là
ngộ biện.
Nguyên nhân dẫn đến ngụy biện khá đa dạng, do vậy các dạng ngụy biện cũng rất phong phú. Nếu căn cứ vào cấu trúc của một phép chứng minh, ta có thể chia ngụy biện thành ba loại: ngụy biện liên quan đến luận cứ, ngụy biện liên quan đến luận đề
và ngụy biện liên quan đến lập luận. Ở đây, chỉ nêu 3 dạng
nguyên nhân cơ bản thường gặp của ngụy biện: - Nguyên nhân thứ nhất: Tiền đềkhông đúng.
Nguyên tắc đầu tiên để nhận ra ngụy biện là kết luận được rút ra từ một tiền đề không chân thực. Ví dụ: “Cánh cụt thuộc loài chim. Chim biết bay. Do đó cánh cụt biết bay”.
- Nguyên nhân thứ hai: Tiền đềkhông đủ hoặc không có mối quan hệ với kết luận.
Mục tiêu của các tiền đề là hỗ trợ kết luận, đưa ra những lý do thuyết phục để chấp nhận kết luận. Nhưng nếu tiền đề không
đủ hoặc không có mối liên quan với kết luận thì tiền đề không thực hiện được chức năng này. Ví dụsau đây là trường hợp tiền
đềkhông liên quan đến kết luận: “A là một cầu thủ bóng đá giỏi, anh sở hữu một thân hình cường tráng và một nụ cười quyến rũ. A còn là tác giả của nhiều bài thơ hay. Vì thế, A xứng đáng được giao trọng trách làm Tổng Giám đốc Công ty”.
- Nguyên nhân thứ ba: Lập luận không tuân thủ các quy tắc logic.