Rèn luyện kỹ năng tư duy độc lập

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện (PGS.TS Lê Thanh Sơn) (Trang 130 - 132)

- Nguyên nhân thứ ba: Lập luận không tuân thủ các quy t ắc logic.

3.1.6. Rèn luyện kỹ năng tư duy độc lập

Độc lập trong tư duy là điều kiện cần thiết đầu tiên đểđảm bảo cho sựkhách quan trong tư duy. Độc lập trong tư duy còn là điều kiện để hỗ trợ, phát triển tư duy sáng tạo. Tư duy phản biện

đòi hỏi mỗi người phải rèn luyện để trang bị cho mình một hệ

thống năng lực mang tính “tựthân”, đó là: năng lực suy nghĩđộc lập, năng lực tự nhận thức, năng lực tự tìm tòi, quan sát, suy luận, nhận diện vấn đề, năng lực tựđặt câu hỏi và tìm những câu trả lời cần thiết cho mình. Nói khác đi, tư duy độc lập chính là tư

duy bằng chính “cái đầu” của mình, nhìn sự việc bằng chính

“con mắt” của mình, với tất cả kiến thức, hiểu biết của chính mình mà không phụ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ hoàn cảnh nào,

không để bất cứ yếu tố chủ quan hay khách quan nào chi phối, làm biến dạng thông tin, bản chất của sự vật, hiện tượng đang

Do vậy, rèn luyện để có tính độc lập trong tư duy phản biện, cần phải:

- Luôn định hình trong ý thức một nguyên tắc: không có gì là tuyệt đối, là bất biến. Bởi lẽ mọi sự vật, hiện tượng luôn không ngừng vận động và biến đổi. Đó là quy luật, là hiện tượng khách quan, diễn ra không ngừng. Vì vậy, nhận thức về sự vật, hiện

tượng cũng phải thay đổi phù hợp với quy luật đó. Còn vận động thì có cái sinh ra, có cái mất đi; có sự vận động đi lên, có sự vận

động đi xuống. Vận động và phát triển không phải bao giờcũng

diễn ra thẳng tắp. Vì thế, cần rèn luyện để hình thành thói quen tự biết mình, xem xét phân tích, lật ngược vấn đề (kể cả những vấn đề đã hiển nhiên), biết tìm tòi và nêu thắc mắc… Cần thấm nhuần nguyên tắc: mọi chân lý chỉ là tương đối trước sự phong

phú, đa dạng và luôn biến đổi của hiện thực. Vì vậy, không nên tự đóng mình trong sựtin tưởng tuyệt đối vào sách vở và những kiến thức đã tích lũy được.

- Cần rèn luyện thói quen không thụđộng phụ thuộc hoặc trao gửi niềm tin vào người khác, mà phải học cách tự tìm tòi những tư liệu mới và phong phú để mở rộng và đào sâu kiến thức, qua đó để phát huy khả năng tự phân tích và đưa ra cách

nhìn nhận riêng đối với mỗi vấn đề. Xây dựng niềm tin cho bản thân bằng chính những hiểu biết của mình.

- Giữthái độkiên định, trung thành với những điều mà bản

thân mình tin là đúng. Từ đó, rèn luyện thói quen không nhất thiết phải nghe theo, phụ thuộc và đồng ý, làm theo ý kiến của

đám đông (của dư luận, của những người nhiều tuổi hơn, người có vị trí xã hội cao hơn, có quyền lực), khi chưa xem xét vấn đề

biệt cơ bản với thái độ“bảo thủ” hoặc “ba phải”. Kiên định là sự tin tưởng có cơ sở, có căn cứđểtin tưởng. Căn cứđầy đủ và xác tín là nguồn gốc để xây dựng niềm tin vững chắc. Thiếu căn cứ, thiếu cơ sở là thiếu chỗ dựa của niềm tin, niềm tin đó dễ dàng chuyển thành thái độ “bảo thủ” hoặc “ba phải”. Bản lĩnh, sự tự tin được hình thành dựa trên thái độ kiên định và là những tố

chất cần thiết của tư duy phản biện, nó cho phép mỗi cá nhân độc lập, sáng suốt lựa chọn thái độ ứng xử phù hợp và đúng đắn khi

quan điểm của mình mâu thuẫn với quan điểm của cấp trên, khác biệt với quan điểm của sốđông hoặc thậm chí có sai lầm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện (PGS.TS Lê Thanh Sơn) (Trang 130 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)