Suy luận diễn dịch (suy diễn)

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện (PGS.TS Lê Thanh Sơn) (Trang 54 - 55)

Suy luận diễn dịch là suy luận trong đó từ tiền đề là những tri thức chung về cả lớp đối tượng người ta suy ra kết luận là tri thức về riêng từng đối tượng, hay một số đối tượng của lớp đó (tư duy vận động từcái chung đến cái riêng).

Nói khác đi, suy diễn có phạm vi đối tượng phản ánh ở câu kết luận không vượt quá giới hạn được phản ánh trong tiền đề.

Ví dụ: suy luận “Các văn bản pháp luật đều tuân theo Hiến pháp. Bộ luật Hình sự là văn bản pháp luật. Vậy, Bộ luật Hình sự tuân theo Hiến pháp ” là suy luận diễn dịch. Ởđây, phán đoán

tiền đề“Các văn bản pháp luật” mang tính phổ quát, còn kết luận

Bộ luật Hình sự” chỉ mang tính chất bộ phận. Hơn nữa, đối tượng phản ánh trong kết luận (“Bộ luật Hình sự”) không vượt quá giới hạn phản ánh đối tượng ở tiền đề(“Các văn bản pháp luật”).

Nếu trong tiền đề của suy luận diễn dịch chỉ có một phán

đoán thì suy luận được gọi là suy luận diễn dịch trực tiếp. Ví dụ:

Những người buôn bán heroin không phải là người lương thiện. Do đó, người lương thiện không bao giờbuôn bán heroin”.

Hình 2.1. Sơ đồ biểu diễn suy luận diễn dịch

Riêng 1 Riêng...

Cái chung

Nếu tiền đề có nhiều phán đoán, thì suy luận được gọi là suy luận diễn dịch gián tiếp.

Ví dụ: “Mọi luật sư đều hiểu biết pháp luật (a)

Hùng không hiểu biết pháp luật (b) Vậy, Hùng không phải là luật sư (c)

Phán đoán (a) và (b) là các phán đoán tiền đề, phán đoán (c) là phán đoán kết luận được rút ra từcác phán đoán (a) và (b).

Đặc điểm của suy luận diễn dịch là từ tiền đề đúng luôn

luôn dẫn đến kết luận đúng, nếu suy luận tuân thủ các quy luật, quy tắc logic.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện (PGS.TS Lê Thanh Sơn) (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)