- Nguyên nhân thứ ba: Lập luận không tuân thủ các quy t ắc logic.
3.2.1. Vấn đề và giải quyết vấn đề
Trong thực tế, mỗi người chúng ta hàng ngày, hàng giờ
phải thường xuyên đối mặt với vô vàn vấn đề cần phải quan tâm giải quyết: từ những việc đơn giản như những khó khăn, vướng mắc trong sinh hoạt hàng ngày đến những việc hệ trọng như công ăn việc làm, xây dựng sự nghiệp, phát triển bản thân, hôn
nhân gia đình, quan hệ xã hội… Có thể nói cuộc đời là một chuỗi vấn đề phải giải quyết và chất lượng giải quyết vấn đề quyết định
chất lượng của cuộc sống. Giải quyết vấn đề và ra quyết định luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau và có thể coi đó là hai bước tiếp nhau của một quá trình. Việc hiểu đúng và đầy đủ vấn
đề, từ đó lựa chọn giải pháp hợp lý, đưa ra quyết định đúng đắn
để giải quyết vấn đềđược coi là điều kiện bắt buộc đối với bất cứ
ai muốn đạt được thành công trong cuộc sống và sự nghiệp.
Thành công đó không chỉ gắn liền với quá trình trau dồi và tích
lũy tri thức, mà còn đòi hỏi quá trình dầy công đào luyện các kỹ năng trong đó có việc vận dụng, kết hợp nhuần nhuyễn kỹ năng tư duy phản biện vào việc giải quyết vấn đề.
Trong một số tài liệu về kỹnăng giải quyết vấn đề, ít nhiều có sự khác nhau trong quan niệm của các tác giả về khái niệm “Vấn
đề”. Vì vậy, trước hết cần có sự thống nhất thế nào là vấn đề. Xét 2 ví dụ sau:
- Ví dụ 1: Vào một buổi sáng, như thường lệ Bạn dắt xe máy ra khỏi nhà đểđi học (hoặc đi làm) thì gặp trở ngại: chiếc xe không chịu nổ máy dù Bạn đã hết sức nỗ lực. Ởđây, có sự“khác
biệt” giữa thực tế (xe không hoạt động) với mong muốn của Bạn (xe nổ máy và vận hành tốt như thường lệ). Bản thân Bạn cũng
chưa hiểu vì sao lại có sự “khác biệt” này. Bạn nghĩ rằng: chiếc xe máy của Bạn đang có vấn đề. Bạn đang đứng trước một vấn
đề phải giải quyết.
- Ví dụ 2: Bạn và gia đình đang cùng chung sống trong một
căn hộ quá chật chội và thiếu thốn tiện nghi. Mong muốn của mọi người trong gia đình Bạn là được sở hữu một căn nhà rộng
rãi hơn, đáp ứng đầy đủ hơn các nhu cầu sinh hoạt… Tuy nhiên,
thực hiện mong ước đó. Ở đây, cũng có sự “khác biệt”, có
khoảng cách giữa mong muốn của Bạn và gia đình (có một chỗở
rộng rãi, tiện nghi hơn) với thực tế (chưa đủ khả năng tài chính để thực hiện) và hiện tại, Bạn cũng chưa tìm được cách để gia
tăng năng lực tài chính của mình. Lúc này, Bạn nghĩ rằng: điều kiện an cư của Bạn và gia đình Bạn đang có vấn đề. Bạn cũng đang đứng trước một vấn đề phải giải quyết.
Trong cả hai ví dụ, chúng ta đều thấy có một khoảng cách
giữa điều mong muốn và thực trạng hiện thời. Đó chính là vấn
đề. Như vậy, ta có thể định nghĩa ngắn gọn vấn đề là khoảng cách (mâu thuẫn, sai lệch) hoặc sự khác biệt (khó khăn, thách đố, rào cản…) giữa mục đích, giá trị tiêu chuẩn mong muốn (kỳ
vọng) so với tình trạng hiện tại (thực tế).
Có thể mô tả bằng những điều vừa trình bày bằng hình ảnh sau:
Lưu ý rằng, việc xuất hiện khoảng cách giữa thực tế và tiêu chuẩn mong muốn chỉ là điều kiện cần để một sự việc được coi là một vấn đề. Để một hiện tượng, sự việc thực sự trở thành vấn
đề thì phải có điều kiện đủ, đó là: sự sai lệch giữa kỳ vọng và thực tế là sự sai lệch chưa rõ nguyên nhân hoặc (và) chưa có
cách giải quyết để loại bỏ hoặc thu hẹp sai lệch đó. Khi đã xác định được nguyên nhân và cách giải quyết để làm mất (hoặc thu hẹp) khoảng cách không mong muốn giữa thực tế và kỳ vọng thì sự việc, hiện tượng đó không còn là vấn đề nữa. Ví dụ với việc
Giá trị tiêu chuẩn (Kỳ vọng).
Tình trạng hiện tại (Thực tế).
chiếc xe không nổ máy ở trên, nếu Bạn phát hiện nguyên nhân xe không nổ máy là do xe hết xăng thì nguyên nhân (và do đó cách
khắc phục) đã rõ và việc chiếc xe không chịu nổ máy không còn
được coi là vấn đề nữa.
Với cách hiểu vấn đề như vậy, giải quyết vấn đề chính là những hành động giảm thiểu hoặc loại bỏ khoảng cách giữa thực tế và kỳ vọng, nhằm đạt được mục tiêu đặt ra.
Các phương án, cách thức để giải quyết vấn đềđược gọi là các giải pháp. Có thể chia các giải pháp để giải quyết vấn đề
thành 3 loại:
- Giải pháp giảm thiểu: Là những giải pháp cho phép thu
hẹp khoảng cách giữa thực tế và kỳ vọng.
- Giải pháp loại trừ: Là những giải pháp loại bỏ (làm mất) hoàn toàn khoảng cách giữa thực tế và kỳ vọng.
- Giải pháp sáng tạo: Là những giải pháp không chỉ loại bỏ
hoàn toàn khoảng cách giữa thực tế và kỳ vọng mà còn làm xuất hiện thực tế mới tốt đẹp hơn so với mong muốn ban đầu. Nghĩa
là, khoảng cách không mong muốn ban đầu được “thay thế”
bằng một “khoảng cách” khác có ích lợi hơn, có giá trịhơn.
Giải pháp sáng tạo là mục tiêu mong muốn của bất cứ ai khi giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, không phải vấn đềnào cũng dễ
dàng cho phép thực hiện giải pháp này. Trong thực tế, thường các giải pháp được sử dụng là giải pháp giảm thiểu và loại trừ.
3.2.2. Đòi hỏi của tư duy phản biện khi giải quyết vấn đề
Như vậy, vấn đề chính là khoảng cách (sai lệch) giữa hiện trạng và tình trạng nên là. Giải quyết vấn đề là những thao tác nhằm thu hẹp (loại bỏ, thay thế) khoảng cách không mong muốn
đang tồn tại. Để thực hiện mục đích đó, nhất thiết phải biết nguyên nhân gây ra khoảng cách (sai lệch) nói trên. Như vậy,
đứng trước một vấn đề cần giải quyết, yêu cầu đầu tiên là phải
xác định rõ nguyên nhân gây ra vấn đề.
Với một người có năng lực tư duy phản biện thì cách tìm hiểu nguyên nhân gây ra vấn đềthường sâu và rộng hơn, thường
đó là sựquan tâm hướng đến việc nhận thức sâu sắc và chân thực nhất bản chất của vấn đềcũng như kết quả và cả hậu quả sau khi giải quyết vấn đề, “lột tả” đầy đủ và toàn diện các nguyên nhân cốt lõi của vấn đề; những ảnh hưởng, quan hệvà cách tác động của vấn đề cần giải quyết với các vấn đề khác có liên quan; những diễn biến có thể xảy ra tiếp theo sau khi vấn đềđược giải quyết…
Một cách tổng quát, thói quen tư duy phản biện bắt buộc
người giải quyết vấn đề phải trả lời hệ thống câu hỏi 5 Whs, 1 H: 1. Why (Tại sao?). Tại sao phải giải quyết vấn đề này? Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể cần đạt được là gì? Các mục
tiêu đó có đáp ứng các tiêu chí SMART không? (S: Specific –
Cụ thể; Measurable – Đo lường được; Achievable – Có thể đạt
được; Realistic – Có tính thực tế; Timely – Có thời hạn)…
2. Who (Ai?). Ai là người có trách nhiệm phải giải quyết vấn đề. Phải chịu trách nhiệm với ai, về ai? Ai là người có liện
quan đến vấn đề?...
3. What (Cái gì?). Chính xác vấn đề phải giải quyết là gì? Bạn hiểu nó như thế nào? Định nghĩa rõ ràng vấn đề ra sao? Những hành động nào cần có để thực hiện?...
4. When (Khi nào?). Vấn đề có tính thời hạn không? Đâu
là thời điểm tốt nhất để giải quyết vấn đề này?
của vấn đề đến đâu? Phạm vi tác động (tích cực, tiêu cực) của giải pháp được sử dụng?...
6. How (Như thế nào?). Vấn đề có ảnh hưởng như thế nào? Nếu vấn đềkhông được giải quyết thì hậu quả sẽnhư thế nào?...
Kết quả của việc đặt ra và trả lời cặn kẽ, thấu đáo hệ thống câu hỏi 5 Whs, 1 H trên đây chắn chắn sẽ giúp nhìn thấy một bức tranh rõ ràng, sáng sủa, chính xác và đầy đủhơn về vấn đềđang
phải giải quyết cũng như các yếu tố cần quan tâm tới khi xem xét giải quyết vấn đề đó. Tất nhiên, đây không phải là yêu cầu bắt buộc mà cách làm này chỉ thực sự cần thiết khi phải giải quyết các vấn đề lớn, phức tạp. Đối với những vấn đề đơn giản, có thể
giải quyết nhanh chóng hơn mà không cần phải áp dụng cách sử
dụng hệ thống câu hỏi 5 Whs, 1 H. Tuy nhiên, ngay cả trong những trường hợp như vậy thì thói quen đặt vấn đề cần giải quyết trong dòng suy nghĩ theo hướng tư duy phản biện cũng vẫn rất quan trọng và hữu ích. Nó cho phép chúng ta có thể “đọc”,
nắm vững và làm chủ vấn đềtrước khi bắt tay vào giải quyết nó.