Suy luận quy nạp

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện (PGS.TS Lê Thanh Sơn) (Trang 55 - 57)

Suy luận quy nạp là suy luận bằng cách đi từ tri thức vềđối tượng riêng lẻ, đơn nhất, có tính cá thể để rút ra kết luận mới phản ánh hiểu biết chung, có tính khái quát (tư duy vận động từ cái riêng đến cái chung). Nói khác đi, tri thức của kết luận trong quy nạp là tri thức mang tính tổng hợp so với tri thức của các tiền

đề của phép quy nạp đó.

Hình 2.2. Sơ đồ biểu diễn suy luận quy nạp

Ví dụ:

“Nguyễn Văn A bị Tòa tuyên án tử hình vì vận chuyển hơn 10 bánh Heroin.

Cái chung

Trần Thị B bị Tòa tuyên án tử hình vì vận chuyển hơn 10 bánh Heroin.

Giàng Thị C bị Tòa tuyên án tử hình vì vận chuyển hơn 10 bánh Heroin.

…….

Vậy, những người vận chuyển hơn 10 bánh Heroin đều bị kết tội tửhình”.

Suy luận quy nạp có hai loại là quy nạp hoàn toàn và quy nạp không hoàn toàn.

- Quy nạp hoàn toàn: Là quy nạp trong đó kết luận về một dấu hiệu chung P nào đó cho toàn nhóm đối tượng S nào đó được

rút ra trên cơ sở nghiên cứu toàn b đối tượng thuộc nhóm S, khi các đối tượng được nghiên cứu không có đối tượng nào không có dấu hiệu P.

Sơ đồ của quy nạp hoàn toàn như sau:

A có P B có P C có P … có P Z có P Mà A, B, C,… Z đều thuộc nhóm S. Vậy, mọi S đều có P. - Quy nạp không hoàn toàn: là quy nạp trong đó kết luận về một dấu hiệu chung P nào đó cho toàn nhóm đối tượng S nào

đó được rút ra trên cơ sở nghiên cứu mt s đối tượng thuộc nhóm S, khi các đối tượng được nghiên cứu không có đối tượng nào không có dấu hiệu P.

Sơ đồ của quy nạp hoàn toàn như sau: A có P B có P C có P ……….. Mà A, B, C đều thuộc nhóm S. Vậy, mọi S đều có P.

Như vậy, quy nạp không hoàn toàn là lối suy luận đi từ

những tiền đề không bao quát mọi đối tượng thuộc một nhóm đối

tượng nào đó mà chỉ từ những đối tượng giới hạn để rút ra kết luận chung cho mọi đối tượng cùng nhóm.

Tuy suy luận quy nạp cho phép nhận được những tri thức mới và có tính khái quát, nhưng khác với suy luận diễn dịch, trong suy luận quy nạp cho dù xuất phát từ tiền đềđúng, ta cũng

chỉ nhận được kết luận đúng với một xác suất nhất định nào đó

mà thôi.

Hai hình thức suy luận diễn dịch và quy nạp không đối lập hay loại trừ lẫn nhau mà có liên hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình nhận thức của con người, trong đó suy luận quy nạp thường

được sử dụng hơn và có mức độ sáng tạo cao hơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện (PGS.TS Lê Thanh Sơn) (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)