Rèn luyện để nắm vững và vận dụng thành thạo các kiến

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện (PGS.TS Lê Thanh Sơn) (Trang 113 - 117)

- Nguyên nhân thứ ba: Lập luận không tuân thủ các quy t ắc logic.

3.1.4. Rèn luyện để nắm vững và vận dụng thành thạo các kiến

thc, knăng tư duy logic

Cùng với năng lực tổng hợp, phân tích và đánh giá, các

là điều kiện tiên quyết và là hạt nhân trong việc hình thành và phát triển năng lực tư duy phản biện. Yêu cầu nắm vững và sử dụng thành thạo kiến thức và kỹnăng tư duy logic xuất phát từđòi hỏi của đặc điểm về tính khoa học và logic của tư duy phản biện.

Hình thức cơ bản của tư duy trong quá trình nhận thức là

suy luận. Bất kỳ một suy luận nào cũng phải tuân thủ các quy tắc và quy luật của tư duy logic trước khi xem xét đến tính đúng đắn của nó. Một suy luận, lập luận phải hợp logic trước khi được

đánh giá có đáp ứng được tiêu chuẩn của một suy luận, lập luận

đúng đắn hay không. Thực tế cho thấy: bên cạnh các lỗi về tính chân thực có liên hệđến việc quan sát, nhận thức thực tiễn hoặc

liên quan đến kiến thức của các ngành, các lĩnh vực khác nhau, còn có một lượng đáng kể các lỗi thuộc về những thao tác suy luận. Lỗi này không chỉ biểu hiện ở chỗ dẫn đến kết luận sai, mà thậm chí còn xuất hiện ngay cả ở những trường hợp mà kết quả

cuối cùng là đúng.

Để tránh những lỗi suy luận, các yêu cầu của tư duy logic đòi hỏi phải:

- Nắm vững và vận dụng thành thạo các dạng suy luận, lập luận hợp logic; rèn luyện để tinh thông các kỹ năng lập luận thuyết phục; biết nhận diện và bác bỏ, phòng tránh những lập luận phi logic. Nắm vững yêu cầu và phương pháp chứng minh, bác bỏ.

Một suy luận, lập luận được xây dựng trên những giả thiết hay tiền đề. Từ tập hợp các tiền đề, thông qua áp dụng các lý luận logic hình thức để suy luận và đi đến kết luận. Nếu lập luận không phạm lỗi logic hình thức, thì kết luận sẽ đúng nếu xuất phát từtiên đề đúng. Như vậy, có thể thấy tư duy phản biện khi

tiếp nhận một tư tưởng (thông tin, sự kiện…) bao gồm các bước chính sau:

+ Đọc và theo dõi cẩn trọng những bước đi của tư tưởng nhằm trả lời câu hỏi: Đây có phải là suy luận không? Nếu là suy luận thì đâu là tiền đề, đâu là kết luận. Đâu là giảđịnh của suy luận này và mức độ ảnh hưởng, chi phối của giả định với kết luận? (xem mục 3.1.5.2, giảđịnh trong suy luận).

+ Nếu tư tưởng không phải là suy luận mà chỉ là những khẳng định (facts) thì phát ngôn chỉ chứa đựng những thông tin, có thể chính xác hoặc sai lệch. Với trường hợp này ta hoàn toàn có thể không quan tâm đến những gì mà tác giả của tư tưởng muốn thuyết phục người nghe.

+ Nếu tư tưởng là một suy luận nhưng không tuân thủ

quy tắc của logic hình thức, thì đây là một ngụy biện.

+ Cuối cùng, nếu suy luận của tác giả hoàn toàn chặt chẽ

về mặt logic hình thức, thì vấn đề cuối cùng là xem xét có nên chấp nhận những tiên đề mà tác giả sử dụng trong suy luận hay

không. Đây là điểm mấu chốt của tư duy phản biện: Nếu chấp nhận tập hợp các tiên đề của lập luận, tức là hoàn toàn chấp nhận kết luận của tác giả, nói khác đi là chấp nhận toàn bộ suy luận.

Ngược lại, phủ nhận tiên đềnghĩa là loại bỏ lập luận, không chấp nhận kết luận mà tác giảđưa ra.

- Xác định rõ ràng, chính xác vấn đề đang quan tâm giải quyết. Nội dung “cốt lõi” của vấn đề là gì? Đâu là sự kết nối logic giữa các ý tưởng? Mối quan hệ, mức độ liên quan, phụ

thuộc (về bản chất, hình thức) giữa vấn đềđó với những sự việc, vấn đề tương tự đã biết. Nâng cao năng lực nắm bắt, nhận diện vấn đề thông qua lập luận và diễn giải.

- Rèn luyện để không ngừng nâng cao và hoàn thiện kỹ năng diễn đạt, trình bày vấn đề(quan điểm, suy nghĩ) một cách rõ ràng, ngắn gọn, mạch lạc, chặt chẽ, tường minh và chính xác, nhằm tăng cường sức thuyết phục trong lập luận. Thường xuyên thực hành tóm tắt vấn đề hay câu chuyện mà người khác nói bằng chính ngôn từ của mình.

- Hiểu thấu đáo nội dung cũng như phạm vi tác động của các quy luật cơ bản của logic hình thức, vai trò quan trọng của các quy luật này đối với quá trình hình thành và phát triển tư duy

phản biện. Rèn luyện thói quen tuân thủ các quy luật này trong

quá trình tư duy.

Vị trí, vai trò của mỗi quy luật đối với hoạt động tư duy có

thể tóm tắt như sau:

+ Quy luật đồng nhất: Đảm bảo cho tư duy có được tính

xác định. Tính xác định của khái niệm phản ánh tính xác định của sự vật mà khái niệm đó phản ánh. Chừng nào mà sự vật vẫn

còn là nó, chưa biến thành sự vật khác thì nội hàm của khái niệm về sự vật đó phải được giữ nguyên (phải được đồng nhất).

+ Quy luật cấm mâu thuẫn: Quy luật này đảm bảo cho tư

duy có tính nhất quán bởi một tư tưởng khi đã được định hình thì không thểđồng thời mang 2 giá trịđối lập nhau.

+ Quy luật loại trừ cái thứ ba: Xuất phát từ yêu cầu của hiện thực khách quan là một tư tưởng phải mang giá trị logic xác

định: hoặc chân thực, hoặc giả dối (không có khảnăng thứ ba). + Quy luật lý do đầy đủ: Bất cứ một phán đoán nào muốn

được thừa nhận là chân thực thì phải có đầy đủ lý do, có những luận điểm chân thực khác làm căn cứđể xác minh.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện (PGS.TS Lê Thanh Sơn) (Trang 113 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)