Tính khoa học và logic

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện (PGS.TS Lê Thanh Sơn) (Trang 28 - 29)

Như đã nói, phản biện không phải là phản bác với mục

đích tranh thắng, trong đó sựđồng tình hay phản đối, khẳng định hay phủ nhận một ý kiến, một sự việc đơn giản chỉ dựa theo cảm tính chủ quan, mà không dựa trên những minh chứng có căn cứ

khoa học. Phản biện là quá trình hoàn thiện chất lượng tư duy trên cơ sở tổng hợp, phân tích, lập luận (luận giải) khách quan, khoa học, có tính thuyết phục nhằm đạt đến sự đồng thuận khi nhận thức, đánh giá một vấn đề. Đó là sựđồng thuận dựa trên sự phân định biện chứng, khoa học cái tốt với cái xấu, cái đúng với cái sai, cái hay với cái dở, cái khẳng định với cái phủ định, cái

được với cái chưa được… Nói khác đi, đó là sự đồng thuận dựa trên tiêu chuẩn là chân lý, sựđồng thuận có chất lượng khoa học.

Quá trình tư duy phản biện là quá trình thao tác theo trình tự khoa học và hợp lý một chuỗi các thuật tư duy khác nhau và được thực hiện trên cơ sở của năng lực phân tích, tổng hợp, so

sánh, đánh giá, bao gồm: quan sát, tìm tòi, nhận diện vấn đề; đặt câu hỏi và tìm câu trả lời để làm sáng tỏ bản chất vấn đề; đưa ra các phán đoán, thiết lập các giảđịnh, suy luận, xây dựng lập luận

để bảo vệ hạt nhân logic, hợp lý cũng như chỉ ra những điểm bất hợp lý, phi logic; tìm kiếm lý lẽ, bằng chứng để bảo vệ; nhanh nhạy phát hiện và lập luận để bác bỏ ngụy biện; sắp xếp và trình bày lập luận rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ, khúc triết, dễ hiểu… Tất cả các thao tác đó chỉ thực hiện được trên cơ sở thấu hiểu rõ

ràng, chắc chắn, cặn kẽ về đối tượng, không chấp nhận thái độ

hời hợt, đại khái, mơ hồtrong tư duy.

Tính khoa học và logic là phần quan trọng, là tiêu chí hàng

đầu, không thể thiếu để hình thành hạt nhân trí tuệ, đồng thời là sức mạnh chứng minh và thuyết phục của tư duy phản biện trước một niềm tin, một chân lý.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện (PGS.TS Lê Thanh Sơn) (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)