Quy luật cấm mâu thuẫn (còn gọi là quy luật mâu thuẫn)

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện (PGS.TS Lê Thanh Sơn) (Trang 63 - 65)

D ẫn từ Lê uy Ninh, Sđd, Tr 27.

2.2.2. Quy luật cấm mâu thuẫn (còn gọi là quy luật mâu thuẫn)

- Nội dung quy luật: Hai phán đoánđối lp hay mâu thun nhau khi cùng xem xét về một thuộc tính nào đó của cùng một

đối tượng, trong cùng một quan hệ, trong cùng một điều kiện và

cùng một thời gian thì không thđồng thi chân thc.

Có thể phát biểu quy luật cấm mâu thuẫn như sau: “Không thể vừa a, vừa không a”.

Ví dụ: Trong hai phán đoán: “Đánh người thi hành công vụ là phạm pháp” và “Đánh người thi hành công vụ không phạm pháp” nhất định phải có ít nhất một phán đoán sai. Bởi vì, nếu cả hai phán đoán đối lập trên được cho là chân thực thì cả 2 phán

đoán đều không thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của phán

đoán.

- Yêu cầu của quy luật: Quy luật này không cho phép có mâu thuẫn logic trong tư duy, tức là khi xem xét cùng một dấu hiệu nào đó của cùng một đối tượng trong một khoảng không gian, một thời gian và cùng một quan hệ nhất định thì không thể

vừa khẳng định điều đó lại vừa phủ định ngay chính điều đó. Nghĩa là, không thể có chuyện một tư tưởng nào đó vừa chân thực, lại vừa giả dối. Nói khác đi, không được có mâu thuẫn logic trực tiếp trong tư duy, nghĩa là không được vừa khẳng định một điều gì đó rồi lại phủđịnh ngay điều vừa khẳng định. Trong

hoạt động hành pháp, luật cấm mâu thuẫn thường được sử dụng

để dồn đối phương vào thế tự mâu thuẫn, không thể tranh cãi

được nữa và do đó phải đi tới thừa nhận sự thật. Đây cũng là thủ

thuật thường được cán bộđiều tra sử dụng khi nhận thấy lời khai của người bị tình nghi có tình tiết không hợp lý, thậm chí không chân thực, cán bộ điều tra sẽ đặt ra cho người đó hàng loạt câu hỏi cho đến khi người đó không trả lời được nữa vì tự nhận thấy

mình đã gặp mâu thuẫn rõ ràng, trực tiếp.

Như vậy, theo luật cấm mâu thuẫn, nếu hai phán đoán đối lập hay mẫu thuẫn nhau khi cùng xem xét về một thuộc tính nào

đó của cùng một đối tượng, thì phải có ít nhất một phán đoán là

giả dối, tức là khi đó sẽcó hai trường hợp xảy ra: một là, chỉ có một

phán đoán chân thực và hai là, cảhai phán đoán đều giả dối.

Cần lưu ý là hai phán đoán phải được xem xét trong cùng

một quan hệ, một điều kiện và cùng một thời gian. Do đó, những

trường hợp sau đây không vi phạm luật cấm mâu thuẫn:

+ Thứ nhất: Nếu khẳng định dấu hiệu nào đó của đối

tượng nhưng lại phủđịnh dấu hiệu khác cũng của đối tượng đó.

Ví dụ: “Hùng là học sinh thông minh” và “Hùng không phải là học sinh chăm chỉ”.

+ Thứ hai: Hai phán đoán nêu lên hai đối tượng khác nhau.

Ví dụ: “Hoàng Văn Minh là Luật sư” và “Trần Quốc Minh không phải là Luật sư”.

+ Thứ ba: Việc khẳng định và phủ định cùng một thuộc tính của cùng đối tượng thực hiện ở thời gian khác nhau.

Ví dụ: “An là cô giáo” và “An không phải là cô giáo”. Hai phán đoán này sẽ không mâu thuẫn nếu ta xét ở hai thời điểm hiện tại và 5 năm trước chẳng hạn.

+ Thứ tư: Đối tượng của tư tưởng được xem xét trong các

quan hệ khác nhau.

Ví dụ: “Thành là người giỏi toán” và “Thành không phải là người giỏi toán”. Hai phán đoán này không mâu thuẫn nếu

phán đoán “Thành là người giỏi toán” xét trong quan hệ với những người có sức học bình thường, còn phán đoán “Thành không phải là người giỏi toán” xét trong quan hệ với những học

sinh có trình độ cao, ví dụ các học sinh của đội tuyển quốc gia đi

thi Toán quốc tế chẳng hạn.

- Ý nghĩa của quy luật: Quy luật không mâu thuẫn biểu thị

một tính chất rất cơ bản của tư duy đó là tính không mâu thuẫn. Không mâu thuẫn logic trong tư duy có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình nhận thức, là điều kiện cần thiết của nhận thức chân lý.

2.2.3. Quy lut loi tr cái th ba (quy lut bài trung, quy lut trit tam)

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện (PGS.TS Lê Thanh Sơn) (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)