Rèn luyện tính toàn diện trong việc phân tích, tìm hiểu,

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện (PGS.TS Lê Thanh Sơn) (Trang 109 - 111)

- Nguyên nhân thứ ba: Lập luận không tuân thủ các quy t ắc logic.

3.1.2. Rèn luyện tính toàn diện trong việc phân tích, tìm hiểu,

đánh giá vấn đề

Để tránh hậu quả của việc tiếp nhận thông tin một chiều, phiến diện, không đầy đủ, tránh nhìn nhận sai lệch bản chất, không khách quan vấn đề,... phải rèn luyện để trang bị kỹnăng

xem xét vấn đề một cách toàn diện.

Yêu cầu của tính toàn diện bắt nguồn từcơ sở khách quan của quy luật lý do đầy đủ. Bất cứ sự xuất hiện, tồn tại và biến đổi sự vật, hiện tượng nào cũng đều có nguyên nhân, đó là kết quả

của sự liên hệ, tác động giữa các mặt, các yếu tố bên trong của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc sự tương tác của các sự vật, hiện

tượng với nhau. Vì vậy, rèn luyện tính toàn diện khi xem xét vấn

đề là khảnăng nhìn nhận, suy xét, đánh giá, nhận định đối tượng, sự việc từ nhiều khía cạnh, dưới nhiều góc độ, đồng thời phải đặt vấn đề đang xem xét trong mối quan hệ biện chứng với các vấn

đề, sự việc khác có liên quan. Đó cũng là cách cho phép phát

hiện nguyên nhân cũng như quy luật chi phối sự vật, hiện tượng

đang xem xét.

Tính toàn diện trong việc xem xét, đánh giá vấn đề gồm: - Đặt và xem xét đối tượng từ nhiều mặt, nhiều khía cạnh, xác định đầy đủ các mối liên hệvà đánh giá đúng mức độ liên hệ

giữa các bộ phận với nhau và giữa bộ phận với toàn thể. Công cụ để giải mã các mối quan hệ này là đưa ra câu trả lời xoay quanh trục các câu hỏi: 5 Whs, 1 H. Cụ thể, phải xác định: (1). What –

nào; (3). Who –Ai, đối tượng nào; (4).Where - Ở đâu, bối cảnh nào; (5). Why – Tại sao, lý do nào; (6). How –Như thế nào, tiến hành thếnào…

Cùng với việc trả lời các câu hỏi đó, phải tiến hành phân tích vấn đề một cách toàn diện theo các tiêu chuẩn: điểm mạnh,

điểm yếu, cơ hội, thách thức (phân tích SWOTStrengths, Weaknesses, Opportunities, Threats). Phân tích SWOT là

phương pháp khá hữu hiệu để tạo dựng bức tranh đầy đủ và rõ nét về các khía cạnh cơ bản của vấn đềđang xem xét.

Trở lại với ví dụở trên về hoạt động nghiên cứu chứng cứ

của cơ quan tư pháp, bên cạnh yêu cầu phải đảm bảo tính khách quan thì việc nghiên cứu phải thật sự toàn diện. Tính toàn diện không chỉ yêu cầu phải nghiên cứu toàn bộ các chứng cứ (không bỏ sót) mà còn phải đặt nó trong mối liên hệ với các chứng cứ

khác. Phải quan tâm xem xét đến sựđa dạng, đa chiều, sự phong phú của vấn đề, tránh lối suy nghĩ phiến diện, đơn giản. Tất cả

các thông tin, sự kiện đều phải được làm rõ bằng những chứng cứ xác thực và trên cơ sởđó mà rút ra kết luận.

- Hiểu và xác định rõ mục đích của việc xem xét, đánh giá đối tượng. Có khả năng dự cảm mức độ ảnh hưởng của vấn đề, của đối tượng đang xem xét đến những vấn đề, đối tượng khác có liên quan. Yêu cầu này đặc biệt quan trọng đối với các hoạt

động trong lĩnh vực Luật, bởi đa số các sự kiện pháp lý được

xem xét đều có mối liên hệ, ràng buộc và chi phối với các sự

kiện khác. Hơn nữa, các mối liên hệ này không phải lúc nào cũng

dễ dàng nhận thấy.

- Trước khi đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề, cần đảm bảo chắc chắn rằng, các thông tin thu nhận đã được tổng hợp đầy

đủ từ mọi phía. Tránh suy nghĩ và nhận thức vấn đề hời hợt, chủ

quan, nông cạn, dẫn đến quyết định vội vàng. Nhiều ví dụ trong hoạt động thực thi pháp luật, việc thiếu cách nhìn toàn diện trong quá trình xem xét vấn đềđã dẫn đến những hậu quảkhôn lường. Sở dĩ có tình trạng này là vì bản thân một sự kiện, một vấn đề

luôn chứa đựng nhiều tình tiết và mỗi tình tiết trong thực tế lại

được bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bản thân Luật không thể dự liệu hết các tình huống diễn ra trong thực tế, Luật chỉ quy định cái khái quát, điển hình, có tính chung còn thực tế

lại là cái cụ thể, cá biệt thậm chí nhỏ nhặt, phát sinh trong những

điều kiện hoàn cảnh đa dạng, phức tạp với nội dung phong phú,

đa chiều. Thái độ toàn diện khi xem xét vấn đềđòi hỏi phải phân tích các sự việc, các vấn đề,… dưới nhiều giả thiết, nhiều chiều, nhiều kịch bản, kể cả kịch bản bất lợi nhất, không được mặc định một cách đánh giá, để từđó có cái nhìn toàn cảnh đúng đắn và sâu sắc về vấn đềđang xem xét.

- Tập thói quen có tính nguyên tắc là không nên vội vàng đưa

ra ý kiến đánh giá khi chưa hiểu rõ vấn đề. Chỉ nên thể hiện ý kiến

đồng ý hay phản đối quan điểm của người khác sau khi tựmình đã

tìm hiểu vấn đề một cách sâu sắc, cặn kẽ, rõ ràng và chính xác.

3.1.3. Rèn luyn tính nhy bén và linh hot trong vic phát hin và x lý vấn đề

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện (PGS.TS Lê Thanh Sơn) (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)