Tính nhạy bén

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện (PGS.TS Lê Thanh Sơn) (Trang 33 - 34)

- Nhiều vấn đề, sự việc diễn ra trong thực tiễn thường rất phức tạp, ẩn chứa nhiều mối quan hệ, nhiều nguyên nhân, nhiều hệ quả và không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận thức rõ ràng và

đầy đủ bản chất. Tư duy phản biện đòi hỏi phải có đầu óc nhạy

bén để nắm bắt, phát hiện và thích ứng nhanh với những tình huống khác thường, đặc biệt, ngoại lệ…; thích ứng với những yếu tố mới, những yêu cầu mới,… từ đó hình thành nhu cầu, mong muốn phải tìm hiểu và giải quyết vấn đề. Một ví dụ thú vị

là khi gặp hiện tượng “nước chảy lá môn”, người có óc tư duy

nhạy bén sẽ không giới hạn ở sự mặc định “trời sinh ra thế”. Họ đặt câu hỏi và nỗ lực tìm câu trả lời cho hiện tượng đó. Kết quả

là đã khám phá ra bản chất của hiện tượng này và từ đó phát

minh ra một loại vải không thấm nước, mau khô, không bắt bụi rất tiện dụng để sản xuất áo đi mưa.

- Trong cuộc sống nói chung cũng như trong các hoạt động thuộc lĩnh vực luật nói riêng, tính nhạy bén là “công cụ” hữu ích

để tư duy không bị che lấp bởi những dấu hiệu tương đồng bên ngoài các sự việc, hiện tượng… Phản ứng nhanh nhạy và năng

lực tổng hợp quy nạp là tố chất cần thiết để tâm trí luôn sáng suốt, tỉnh táo nhận rõ những điểm khác thường, những dấu hiệu

điển hình, những quan hệ logic bên trong các sự vật. Từđó, nhận

chân được những mâu thuẫn chứa đựng bên trong của sự vật, hiện tượng, đặt câu hỏi và tìm câu trả lời cho những điều quan tâm.

- Tính nhạy bén của tư duy phản biện còn là sự nhanh nhạy và khéo léo trong việc chọn lựa cách tiếp cận cũng như quyết

định phương án xử lý, giải quyết vấn đề tối ưu.

- Trong tranh luận, đối thoại với mục đích phản biện, tính nhạy bén của tư duy phản biện là sự nhạy cảm trong việc nắm bắt những nội dung cốt lõi, những giả định, hàm ý và động cơ sâu xa trong quan điểm của người khác, những khía cạnh phức tạp phía sau những dấu hiệu tưởng như chỉ là những nghịch lý, những biểu hiện phi truyền thống. Đồng thời, nhanh nhạy hình thành lập luận để thể hiện thái độ, quan điểm của mình, tìm kiếm bằng chứng rõ ràng, chính xác để bảo vệ, hỗ trợ, chọn lựa và sử

dụng ngôn ngữ phù hợp, hiệu quảđể trình bày, thuyết phục.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện (PGS.TS Lê Thanh Sơn) (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)