CÂU HỎI THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện (PGS.TS Lê Thanh Sơn) (Trang 42 - 43)

(Trao đổi, thảo luận trước khi nghiên cứu nội dung)

1. Hãy trình bày cách hiểu của Bạn về khái niệm logic. Cho ví dụ để minh họa cho khái niệm “logic” và “không logic”.

2. Có 4 quy luật tác động lên hoạt động tư duy, đó là: quy luật đồng nhất, quy luật không mâu thuẫn, quy luật loại trừ cái thứ ba và quy luật lý do đầy đủ. Bạn đã bao giờ nghe nói về các quy luật này chưa? Hãy cho biết Bạn hiểu thế nào về các quy luật đó. Nếu được, hãy cho ví dụ để minh họa về những lỗi vi phạm các quy luật này thường mắc phải.

3. Khái niệm, phán đoán và suy luận là các hình thức cơ bản của tư duy. Bạn biết gì về các hình thức tư duy đó? Có thểđưa ra ví dụđể minh họa cho cách hiểu của Bạn được không?

4. Bạn hiểu thế nào là một suy luận? Kết quả của một suy luận là gì?

5. Bạn hiểu thế nào là một suy luận hợp logic và suy luận đúng? Cho ví dụ minh họa.

6. Bạn đã nghe đến thuật ngữ “ngụy biện” chưa? Theo Bạn, ngụy biện là gì? Bạn có thể cho ví dụ về sự ngụy biện mà Bạn đã gặp trong thực tế.

Tư duy logic là tư duy có hệ thống, chặt chẽ, hợp lý, phản ánh đúng sự vật, hiện tượng”1

. Tính khoa học và logic của tư duy

phản biện đòi hỏi trong quá trình tư duy, các tư tưởng (tri thức, hiểu biết…) không những không được mâu thuẫn nhau, mà còn phải có quan hệ chặt chẽ, có hệ thống, gắn kết với nhau theo một trật tự nhất định về nội dung hay hình thức để đảm bảo tính chỉnh thể, có hệ thống của toàn bộtư tưởng. Vì vậy, tư duy phản biện luôn chứa đựng trong nó hạt nhân tư duy logic. Cũng vì lẽ đó, đểcó năng lực tư duy phản biện tốt, cần phải nắm vững và sử

dụng thành thạo các kiến thức cơ bản, đóng vai trò nền tảng của logic học.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện (PGS.TS Lê Thanh Sơn) (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)