Quy luật loại trừ cái thứ ba (quy luật bài trung, quy luật tri ệt tam)

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện (PGS.TS Lê Thanh Sơn) (Trang 65 - 66)

D ẫn từ Lê uy Ninh, Sđd, Tr 27.

2.2.3. Quy luật loại trừ cái thứ ba (quy luật bài trung, quy luật tri ệt tam)

- Nội dung quy luật: Trong hai phán đoán mâu thuẫn nhau, nht thiết có một phán đoán chân thực, phán đoán ngược li là gi di, không có khnăng th ba. Nói cách khác,

hai phán đoán mâu thuẫn nhau bao giờ cũng có giá trị đối lập nhau, chứ chúng không bao giờ có cùng giá trị. Quy luật này

được phát biểu như sau: “hoặc là a, hoặc là không a”.

Ví dụ: Hai phán đoán: “Tất cả thanh niên không ai nghiện ma túy” và “Một số thanh niên nghiện ma túy” là những phán

đoán phản ánh hai trạng thái của hiện tượng “nghiện ma túy” nhưng chúng loại trừnhau, nghĩa là hai trạng thái “Tất cả thanh niên không ai nghiện ma túy” và “Một số thanh niên nghiện ma túy” không thể cùng tồn tại. Không thể có cảhai phán đoán cùng

- Yêu cầu của quy luật: Quy luật loại trừ cái thứ ba nêu ra cách lựa chọn một trong hai phán đoán mâu thuẫn nhau là chân

thực, song nó không chỉ rõ phán đoán nào trong hai phán đoán là chân thực. Vấn đề này phải được giải quyết trong quá trình nhận

thức và phải dựa vào thực tiễn để kiểm tra xem phán đoán nào là phù hợp và phán đoán nào không phù hợp với hiện thực khách quan.

Lưu ý rằng, trong một số hoạt động tư duy, luật này chỉ áp dụng được khi đứng trước hai quan điểm trái ngược nhau, hai khảnăng loại trừnhau và đã biết chỉ tồn tại hai khảnăng ấy. Cho nên, trong thực tế phạm vi áp dụng của luật này khá hạn hẹp.

- Ý nghĩa của quy luật: Quy luật loại trừ cái thứ ba có vai trò to lớn trong nhận thức nói chung cũng như trong khoa học

nói riêng. Nó là cơ sở giúp ta lựa chọn một trong hai tư tưởng mâu thuẫn nhau, là cơ sở của nhiều suy luận và chứng minh gián tiếp (chẳng hạn, chứng minh phản chứng).

Ví dụ: Trong chứng minh phản chứng, khi chưa có đủđiều kiện hoặc không thuận tiện để chứng minh một luận đềnào đó là đúng, người ta đưa ra phản luận đề (đối lập với luận đề cần chứng minh), từđó chứng minh phản luận đề này trái ngược với một mệnh đề nào đó đã được thừa nhận là đúng, nghĩa là chứng minh phản luận đề này là sai. Nhờ vào luật loại trừ cái thứ ba, ta

đi đến kết luận: luận đềban đầu là đúng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện (PGS.TS Lê Thanh Sơn) (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)