Điều trị và xử lý ngộ độc thực phẩm:

Một phần của tài liệu CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ Y TẾ (Trang 76 - 77)

- Tham vấn bác sĩ chuyên khoa: nội,

4. Điều trị và xử lý ngộ độc thực phẩm:

4.1 - Nguyên tắc chung:

- Tổ chức cấp cứu cho bệnh nhân.

- Ngưng ngay việc sử dụng thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc.

- Thu thập mẫu thức ăn thừa, chất nôn, chất rửa ruột, phân để gửi xét nghiệm.

4.2 - Xử trí giải độc:

- Trường hợp chất độc chưa bị hấp thụ: + Gây nôn: để tống thức ăn ra ngoài (trường hợp đã nôn mửa thì không cần) bằng cách ngoáy họng, cho uống nước muối (2 thìa canh muối pha vào cốc nước ấm), dung dịch đồng sunfat (0,5g cho 1 cốc nước) hoặc dung dịch kẽm sunfat (2g cho

1 cốc nước).

+ Rửa dạ dày càng sớm càng tốt, chậm nhất là 4-6 giờ sau khi ăn phải chất độc và rửa cho đến khi sạch. Thường rửa bằng nước ấm và có thể pha thêm thuốc phá hủy chất độc. Ví dụ: ngộ độc khoai mì dùng dung dịch Kali permanganat.

+ Cho uống thuốc để tẩy rửa ruột: Nếu thời gian ngộ độc tương đối lâu, chất độc có thể lưu lại trong ruột, cho uống 15-20g Magie sunfat (uống 1 lần để tẩy).

- Trường hợp chất độc đã bị hấp thụ 1 phần:

+ Dùng chất trung hòa: ngộ độc do những chất axit, có thể dùng những chất có tính kiềm yếu, như nước xà phòng 1%, hoặc nước magie oxyd 4%, cứ cách 5 phút lại uống 15ml. Cấm không được dùng thuốc muối (Bicacbonat) để tránh hình thành CO2, có thể thủng dạ dày nếu tiền sử bị loét dạ dày. Trường hợp ngộ độc do chất kiềm, thì cho uống dung dịch acid nhẹ (dấm, nước quả chua).

+ Chất hấp thụ độc tố như than hoạt (5-10g) uống 1 lần.

+ Chất bảo vệ niêm mạc dạ dày: Dùng các chất như bột mì, bột gạo, sữa, lòngtrắng trứng gà, nước cháo để bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm nhẹ kích thích, mà còn có tác dụng bao chất độc, ngăn cản sự hấp thu.

+ Chất kết tủa: Nếu ngộ độc kim loại như chì, thủy ngân… có thể dùng lòng trắng trứng hoặc sữa, hoặc 4-10g natri sunfat. Nếu ngộ độc kiềm, có thể dùng nước chè đặc.

+ Chất giải độc để kết hợp với chất độc thành chất không độc. Thường dùng là hỗn hợp than bột 4 phần, magie oxyd 2 phần, acid tanic 2 phần, nước 200 phần trong ngộ độc do glucozid, kim loại nặng, acid.

4.3 - Xử trí hồi sức nội khoa:

Cần tiến hành hồi sức, trợ tim mạch, hô hấp, chống suy gan, thận, cân bằng điện

Một phần của tài liệu CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ Y TẾ (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)