CONG VẸO CỘT SỐNG

Một phần của tài liệu CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ Y TẾ (Trang 43 - 44)

- Tham vấn bác sĩ chuyên khoa: nội,

CONG VẸO CỘT SỐNG

Cong vẹo cột sống (CVCS) là tình trạng biến dạng cột sống bị nghiêng, lệch về một phía hoặc bị cong về phía trước hay phía sau, do đó không còn giữ được các đoạn cong sinh lý như bình thường vốn có.

2. Ảnh hưởng của CVCS đối với sức khoẻ: khoẻ:

CVCS có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng phát triển nhiều và nhanh nhất ở tuổi dậy thì. Đối với các trẻ nữ thường từ 10-17 tuổi, nhất là độ tuổi bắt đầu có kinh; đối với trẻ nam thường từ 12-18 tuổi.

Thông thường tốc độ vẹo tăng thêm 1,7%/năm vào thời điểm “đỉnh” của cong vẹo khi trẻ 12 tuổi. Do vậy, ở lứa tuổi 11- 14, nếu trẻ đã bị phát hiện cong vẹo cột sống trước đó đều phải được thăm khám định kỳ 3 tháng/lần để phát hiện độ tiến triển bệnh chính xác và có những can thiệp kịp thời.

CVCS thường gây ra 4 tác hại chính: - Gây dị dạng thân hình.

- Ảnh hưởng tâm lý của trẻ do dị dạng thân hình.

- Ảnh hưởng tới sự vận động của hệ thống cơ xương

- Ảnh hưởng tới một số cơ quan trong nội tạng và một số chức năng của cơ thể.

3. Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng CVCS: hưởng CVCS:

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến CVCS

của cột sống, các bất thường và dị tật bẩm sinh, chấn thương v.v. Mặt khác ở lứa tuổi học đường, một số yếu tố nguy cơ có thể gây ra hay làm tăng tiến triển của biến dạng cột sống.

Những yếu tố ảnh hưởng đến CVCS học đường :

- Kích thước bàn ghế ngồi học - Cặp sách của học sinh

- Độ chiếu sáng vị trí ngồi học ở trường và ở nhà

- Kiểu giày dép của học sinh - Tạo tư thế ngồi học và sinh hoạt. - Hoạt động nâng cao sức khỏe thể chất như : chế độ ăn uống, hoạt động thể chất, vệ sinh, nghỉ ngơi, thư giãn v.v.

4. Một số dấu hiệu và triệu chứng dễ phát hiện: phát hiện:

- Một bên mỏm vai nhô hơi cao. - Xương bả vai hai bên không cân đối. - Khi đứng thân người nghiêng

PHÒNG CHỐNG

- Cột sống cong vẹo sang một hoặc hai bên.

- Ụ gồ ở lưng (rõ nhất khi trẻ đứng cúi lưng).

- Đối diện với bên ụ gồ thường là vùng lõm.

- Cột sống có thể ưỡn ra trước, gù ra sau.

- Khung chậu bị nghiêng lệch và bị xoay.

- Khớp háng một bên cao hơn. - Ngấn mông một bên cao hơn.

- Khớp gối không cân đối khi nằm gập gối.

- Một chân có thể ngắn hơn. - Có thể kèm theo dị tật khác. - Có thể bị liệt một số cơ chi.

- Khi trưởng thành có thể bị đau lưng.

Một phần của tài liệu CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ Y TẾ (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)