ĐTĐ Týp 2: Diễn biến âm thầm, các

Một phần của tài liệu CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ Y TẾ (Trang 38 - 42)

triệu chứng thường không điển hình. Vì thế bệnh thường được phát hiện muộn, khi đã có biến chứng. Trên thực tế có tới 50% bệnh nhân ĐTĐ typ 2 khi phát hiện ra bệnh đã có biến chứng.

4.2 Cận lâm sàng:

- Chẩn đoán xác định bệnh ĐTĐ phải dựa vào xét nghiệm nồng độ glucose máu huyết tương tĩnh mạch 2 lần ở những thời điểm khác nhau.

- Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ và các dạng rối loạn đường huyết theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế năm 2011:

5. Các biến chứng của bệnh đái tháo đường: tháo đường:

5.1 Biến chứng cấp tính:

- Hôn mê nhiễm toan ceton. - Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu. - Nguy cơ nhiễm trùng.

- Hôn mê hạ đường huyết. 5.2 Biến chứng mạn tính:

* Tổn thương mạch máu lớn:

- Bệnh mạch não: Xơ vữa lan toả, tăng huyết áp gây tai biến mạch não.

- Bệnh mạch vành: Tổn thương xơ hoá lan toả mạch vành, cơn đau thắt ngực, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim.

- Bệnh mạch chi: Tổn thương xơ hoá lan toả, cùng với tình trạng tăng đông gây thiếu máu, tắc mạch, hoại tử chi.

* Tổn thương mạch máu nhỏ:

- Bệnh võng mạc do ĐTĐ có nhiều mức độ: tổn thương không tăng sinh, tiền tăng sinh, tăng sinh, xuất huyết, xuất tiết võng mạc, cùng với tăng nguy cơ đục thủy tinh

thể, gây mù loà.

- Bệnh lý thận ĐTĐ: Tổn thương xơ hoá mao mạch cầu thận, dần gây suy thận.

- Bệnh lý thần kinh ngoại vi: Tổn thương thần kinh ngoại vi gây dị cảm, tê bì mất cảm giác, mất khả năng bình chỉnh, hạ huyết áp tư thế, biến dạng bàn chân, loét, hoại tử.

- Bệnh lý thần kinh tự động: tổn thương thần kinh phó giao cảm làm nhịp tim nhanh, liệt ruột gây táo bón xen kẽ những đợt ỉa lỏng. Tổn thương thần kinh bàng quang gây đái khó, ứ đọng nước tiểu gây nhiễm trùng.

CÁC DẠNG TĂNG

GLUCOSE MÁU THỜI ĐIỂM LẤY MÁU NỒNG ĐỘ GLUCOSE Tĩnh mạch Tĩnh mạch

ĐTĐ Glucose lúc đói ≥ 7 mmol/L Glucose bất kỳ

hoặc sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose máu

≥ 11,1 mmol/L mmol/L Rối loạn dung nạp

glucose máu Glucose máu lúc đói < 7 mmol/L Glucose máu sau 2

giờ làm nghiệm pháp 7,8 – 11 mmol/L Suy giảm dung nạp

glucose máu lúc đói Glucose máu lúc đói 6,1 – 6,9 mmol/L Glucose máu sau 2

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG

VÀ LUYỆN TẬP CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2

1. Chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường týp 2: đái tháo đường týp 2:

Nguyên tắc:

- Đủ chất, khối lượng hợp lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Không làm tăng glucose huyết tương nhiều sau khi ăn.

- Không làm hạ glucose huyết tương lúc xa bữa ăn.

- Duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày.

- Duy trì cân nặng ở mức lý tưởng. - Phù hợp với thói quen, tập quán ăn uống của người bệnh.

- Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như: rối loạn lipid huyết tương, tăng huyết áp, suy thận...

- Đơn giản và không quá đắt tiền.

- Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như khối lượng của các bữa ăn.

Cơ cấu năng lượng và lựa chọn các chất dinh dưỡng:

a) Cơ cấu năng lượng

- Glucid: 55-60% tổng số năng lượng - Protid: 15-20% tổng số năng lượng - Lipid: 20-25% tổng số năng lượng

b) Lựa chọn các chất dinh dưỡng Glucid:

- Nên sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp: như gạo giã dối, gạo

lứt, khoai củ.

- Hạn chế sử dụng đường đơn như: đường kính, mật, mía, kẹo, quả khô...

- Không nên xay nhuyễn ngũ cốc, nước ép trái cây

Protid:

- Chọn các thực phẩm giàu đạm, nguồn gốc thực vật như: đậu tương và các sản phẩm từ đậu tương.

- Chọn các thực phẩm giàu đạm, nguồn gốc động vật ít béo: như thịt nạc, cá...

- Hạn chế sử dụng các thực phẩm có nhiều cholesterol: Phủ tạng, da động vật; tôm to, lươn,...

Lipid:

- Nên dùng dầu thực vật thay thế cho mỡ động vật: dầu đậu nành, dầu vừng...

- Chọn thực phẩm có hàm lượng mỡ thấp.

Các chất xơ:

- Các chất xơ vào dạ dày làm kéo dài thời gian lưu trữ thức ăn → kéo dài thời gian hấp thu glucose tại ống tiêu hóa → giảm việc tăng nhanh glucose máu. Ngoài ra chất xơ còn làm giảm hấp thu cholesterol, chống táo bón

- Chất xơ có nhiều trong rau, hoa quả - Mỗi ngày nên ăn 3-4 đơn vị rau (300- 400g), 2-3 đơn vị quả chín (200-300g).

- Cần đảm bảo đủ vitamin và các yếu tố vi lượng, thường có trong rau quả tươi.

- Giảm muối nhằm giảm HA, các nguy cơ bệnh thận: giảm đến mức có thể, nên ít hơn 6g muối/ngày. Tránh dùng các thực phẩm có nhiều muối như: thức ăn muối (dưa, thịt cá muối), không nên dùng nhiều canh vì canh cần nêm lượng muối nhiều thay vì luộc hoặc xào sẽ tốt hơn.

2. Chế độ luyện tập của người bệnh ĐTĐ týp 2: ĐTĐ týp 2:

Nguyên tắc:

- Cần duy trì chế độ luyện tập đều đặn, thường xuyên, lựa chọn những hoạt động và cường độ phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người. Cố gắng luyện tập càng nhiều và ra được mồ hôi càng tốt nhưng không quá gắng sức, tối thiểu mỗi ngày nên dành ít nhất 30 phút (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

để tập luyện

- Phải đề phòng hạ đường huyết khi luyện tập.

- Không luyện tập khi đang có bệnh cấp tính, khi glucose huyết tương quá cao, ceton máu tăng cao nhiều lần, ceton niệu dương tính nặng.

Các hoạt động:

- Những hoạt động thích hợp: đi bộ, chạy chậm, đạp xe đạp, bơi lội, khí công, yoga, thái cực quyền, …

- Những hoạt động không thích hợp: Đối với những người có tuổi, đường huyết cao, THA độ 3, tim mạch, bệnh thận… không nên lựa chọn các môn thể thao có tính đối kháng, có cường độ mạnh như: bóng đá, tennis đơn, cầu lông đơn, tập tạ, lặn,…

1. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là gì? đồng là gì?

Phục hồi chức năng (PHCN) bao gồm các biện pháp y học, kinh tế-xã hội, giáo dục và các kỹ thuật phục hồi, làm giảm tối đa tác động của giảm chức năng và khuyết tật, đảm bảo cho người khuyết tật (NKT) hội nhập và tái hội nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng tham gia các hoạt động xã hội.

Các hình thức PHCN gồm: PHCN tại bệnh viện, PHCN ngoại viện và PHCN dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ).

PHCNDVCĐ là biện pháp chiến lược nằm trong sự phát triển của cộng đồng về PHCN, bình đẳng về cơ hội và hòa nhập xã hội cho NKT. Nó được triển khai với sự phối hợp chung của chính bản thân người khuyết tật, gia đình và cộng đồng bằng những dịch vụ y tế, giáo dục, hướng nghiệp và xã hội thích hợp:

- Làm thay đổi nhận thức của xã hội để xã hội chấp nhận NKT là thành viên bình đẳng.

PHCN thành một nhiệm vụ, một bộ phận của quá trình phát triển xã hội.

- Lôi kéo sự tham gia của NKT, gia đình vào PHCN.

- Lôi kéo sự hợp tác đa ngành, sự trợ giúp của các cơ quan đoàn thể xã hội..

- Sử dụng kỹ thuật thích nghi, áp dụng kiến thức và kỹ năng PHCN tại cộng đồng.

2. Các thành phần tham gia công tác PHCNDVCĐ: PHCNDVCĐ là tác PHCNDVCĐ: PHCNDVCĐ là hình thức PHCN ngay tại cộng đồng và dựa vào cộng đồng, gồm:

- Chính quyền địa phương - Y tế cộng đồng, thôn xóm - Gia đình và bản thân NKT

- Cán bộ PHCN đóng vai trò hướng dẫn về chuyên môn và kỹ thuật.

3. Các điều kiện cơ bản để triển khai và duy trì chương trình PHCNDVCĐ: và duy trì chương trình PHCNDVCĐ:

- Sự ủng hộ của lãnh đạo địa phương thông qua Ban điều hành. Nhân lực: là một trong các chương trình y tế cộng đồng nên cần phải được bố trí nhân lực ổn định. Nguồn nhân viên y tế địa phương phải được huấn luyện đào tạo các kỹ thuật phục hồi bởi các chuyên viên, bác sĩ chuyên khoa PHCN; chính các nhân viên y tế này sẽ là hạt nhân cho chương trình PHCNDVCĐ tại địa phương.

- Xây dựng hệ thống tham vấn chuyên môn: chương trình PHCNDVCĐ cần một hệ thống tham vấn chuyên môn nên phải:

CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

• Nâng cấp trạm Y tế.

• Nâng cấp khoa PHCN bệnh viện huyện.

• Nâng cấp khoa PHCN bệnh viện tỉnh, thành lập bệnh viện PHCN tỉnh.

• Xây dựng bệnh viện PHCN Trung ương.

• Tăng cường đào tạo cán bộ PHCN tại các trường y tế.

- Các yếu tố vật chất cần thiết để thực hiện:

• Dụng cụ trợ giúp với nguyên vật liệu có sẵn tại cộng đồng.

• Tài liệu tập huấn cho NKT tại cộng đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kinh phí:

• Nguồn kinh phí của nhà nước.

• Huy động kinh phí của các tổ chức, cá nhân và quốc tế.

4. Nội dung của chương trình PHCNDVCĐ: PHCNDVCĐ:

NỘI DUNG THỰC NƠI HIỆN HIỆN NGƯỜI THỰC HIỆN Phát hiện thương tật trẻ em, người lớn có khó khăn về nghe, nói, nhìn và vận động; người động kinh, người chậm phát triển tinh thần, người có hành vi xa lạ, người mất cảm giác tay chân và người có thương tật khác. Tại nhà, y tế xã Nhân viên y tế cộng đồng Tăng cường sự phát triển tối đa ở trẻ em trước khi đi học qua sự kích thích sớm trong cuộc sống hằng ngày.

Tại nhà Người nhà Huấn luyện về giao tiếp

cho người có khó khăn

về nghe nói. Tại nhà

Người nhà

Huấn luyện các chức năng sinh hoạt hàng ngày như: ăn mặc, bài tiết, vệ sinh cá nhân, công việc nội trợ.

Tại nhà Người nhà Huấn luyện và vận động sản xuất ra những dụng cụ trợ giúp cần thiết để giúp đỡ NKT. Tại nhà Người nhà

Học tập Trường làng Giáo viên địa phương

Hòa nhập xã hội Tại cộng đồng Chính quyền, đoàn thể, gia đình, y tế , bản thân NKT Tìm việc làm tăng thu

nhập Tại nhà Như trên

Hệ thống tham vấn chuyên môn:

Một phần của tài liệu CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ Y TẾ (Trang 38 - 42)