CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI HIỆN ĐẠ

Một phần của tài liệu CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ Y TẾ (Trang 84 - 85)

III. Yêu cầu đối với người trực tiếp kinh doanh thực phẩm

CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI HIỆN ĐẠ

1.1 - Thuận lợi:

- Hiệu quả tránh thai rất cao (chiếm 97 - 99%);

- Đặt vào và tháo ra khỏi tử cung dễ dàng;

- Có tác dụng tránh thai trong nhiều năm (từ 5-8 năm);

- Không liên quan đến việc giao hợp và có thể giao hợp bất kỳ giai đoạn nào của chu kỳ kinh, không cần tính toán;

- Không ảnh hưởng đến chức năng nội tiết, không ảnh hưởng đến tiết sữa nuôi con;

- Dễ có thai trở lại sau khi tháo dụng cụ tử cung;

1.2 - Không thuận lợi:

- Có một số tác dụng phụ khi mới sử dụng;

- Phải đến cơ sở y tế để đặt và tháo dụng cụ tử cung;

- Có thể có một số biến chứng: nhiễm khuẩn, thủng tử cung, dụng cụ tử cung lạc chỗ;

- Không có tác dụng phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS;

1.3 - Những người nên và không nên sử dụng dụng cụ tử cung (DCTC):

- Những người nên sử dụng DCTC: là các phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đã có ít nhất một con, khỏe mạnh, muốn áp dụng

BPTT tạm thời trong một thời gian lâu dài (nhiều năm)

- Những người không nên đặt DCTC: nghi ngờ có thai, bệnh ác tính ở bộ phận sinh dục, các viêm nhiễm cấp và mãn tính ở đường sinh dục, rong kinh, kinh nhiều và rong huyết, đã bị thai ngoài tử cung, tử cung dị dạng, u xơ tử cung, sa sinh dục, các bệnh mãn tính của gan, thận, tim mạch; chưa sinh đẻ lần nào.

1.4 - Thời điểm đặt DCTC:

- Với phụ nữ bình thường: đặt DCTC ngay sau khi sạch kinh vì lúc này khả năng không có thai chắc chắn hơn, dễ đặt và ít đau;

- Ở người mới đẻ và đang cho con bú: Những người này kinh nguyệt chưa trở lại nên quy định đặt DCTC như sau:

+ Sau đẻ 6 tuần: tốt nhất nên đặt tại bệnh viện vì tử cung đang mềm rất dễ bị thủng khi đặt;

+ Từ 6 tuần đến 6 tháng sau đẻ nếu bà

CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI HIỆN ĐẠI TRÁNH THAI HIỆN ĐẠI

mẹ cho con bú hoàn toàn và chưa có kinh trở lại thì đặt lúc nào cũng được;

+ Nếu muốn đặt DCTC ngay cần phải thử nước tiểu để loại trừ thai nghén rồi mới đặt;

- Ở người mới nạo hút xong: có thể được nhưng phải chắc chắn không sót nhau.

- Ở người đã được đặt vòng hết hạn đến tháo: nếu họ muốn tiếp tục đặt DCTC thì sau khi tháo có thể đặt ngay DCTC mới.

1.5 - Tác dụng phụ khi đặt DCTC:

- Những ngày đầu sau đặt:

+ Đau bụng âm ỉ, gây khó chịu do tử cung co bóp. Xử trí: nằm nghỉ và dùng thuốc được cấp.

+ Ra máu: nếu nhẹ chỉ cần nằm nghỉ, nếu nặng phải tái khám

- Những tháng đầu sau đặt: Kinh nguyệt hai ba tháng đầu sau đặt DCTC có thể kéo dài hơn 1-2 ngày; số lượng kinh cũng có thể nhiều hơn. Nếu quá 3 tháng kinh nguyệt chưa trở lại bình thường nên đi khám lại.

1.6 - Những điều cần lưu ý sau khi đặt DCTC:

- Nghỉ ngơi, làm việc nhẹ trong vòng ba ngày đầu;

- Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày ba lần trở lên;

- Dùng thuốc đầy đủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế;

- Khám định kỳ và cần lưu ý phát hiện DCTC có thể rơi ra trong lúc đi tiểu, đại tiện và nhất là những ngày hành kinh.

Một phần của tài liệu CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ Y TẾ (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)