ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Một phần của tài liệu CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ Y TẾ (Trang 36 - 37)

1. Định nghĩa:

Đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạnh bệnh lý do rối loạn chuyển hoá carbonhydrat gây tăng glucose máu mãn tính, nguyên nhân do những khiếm khuyết trong việc sản xuất và/hoặc hoạt động của phân tử insulin. Hậu quả của việc tăng glucose máu mãn tính sẽ gây nên các tổn thương mãn tính ở mạch máu.

ĐTĐ là một trong những bệnh không lây nhiễm có tỷ lệ mắc cao, tốc độ gia tăng nhanh nhất trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Bệnh ĐTĐ có 2 týp, trong đó chủ yếu là týp 2, chiếm từ 85% đến 95% trường hợp. Người ta nhận thấy cứ khoảng 15 năm thì tỷ lệ mắc bệnh lại tăng lên gấp đôi. Hiện nay nó được coi là một dịch bệnh ở nhiều nước đang phát triển và những nước mới công nghiệp hoá.

Bệnh ĐTĐ týp 2 là bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được, và đó là cách hiệu quả nhất để tiết kiệm ngân sách y tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Chế độ dinh dưỡng và luyện tập cũng là một giải pháp hữu hiệu trong việc kiểm soát glucose máu, làm chậm xuất hiện và tiến triển các biến chứng ĐTĐ .

2. Phân loại:

ĐTĐ týp 1: Chiếm khoảng - Lần đo đầu tiên, cần đo huyết áp ở

cả hai cánh tay, tay nào có con số huyết áp cao hơn sẽ dùng để theo dõi huyết áp về sau.

- Nên đo huyết áp ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1-2 phút. Nếu số đo huyết áp giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10mmHg, cần đo lại một vài lần sau khi đã nghỉ trên 5 phút. Giá trị huyết áp ghi nhận là trung bình của hai lần đo

cuối cùng.

- Trường hợp nghi ngờ, có thể theo dõi huyết áp bằng máy đo tự động tại nhà hoặc bằng máy đo huyết áp tự động 24 giờ (Holter huyết áp).

- Ghi lại số đo theo đơn vị mmHg dưới dạng HA tâm thu/HA tâm trương (ví dụ 126/82 mmHg), không làm tròn số quá hàng đơn vị và thông báo kết quả cho người được đo.

5-10% bệnh nhân ĐTĐ, do cơ chế tự miễn dịch, cơ thể tự sản xuất ra kháng thể, gây chết tế bào Beta của tụy.

ĐTĐ týp 2: Thường gặp nhất, chiếm 85% – 95% các trường hợp mắc ĐTĐ. Nguyên nhân ĐTĐ typ 2 là do:

- Hiện tượng đề kháng với hoạt động của insulin tại tế bào đích (đặc biệt ở người quá cân, béo phì, béo bụng, cao tuổi) và/hoặc

- Suy giảm trong việc bài tiết insulin của tế bào Beta tụy.

ĐTĐ thai nghén: Là tình trạng rối loạn đường huyết ở bất kỳ mức độ nào phát hiện được ở thời kỳ mang thai. Tỷ lệ mắc khoảng 10%

ĐTĐ thứ phát (thể đặc biệt): ĐTĐ trong các trường hợp này là hậu quả của các bệnh lý cụ thể như:

- Hemochromatosis, viêm tuỵ, xơ hóa tuỵ, u nang tuỵ, phẫu thuật cắt bỏ tuỵ.

- Các bệnh nội tiết gây tiết quá nhiều hormone đối kháng với tác dụng của insulin

- Một số thuốc ức chế bài tiết insulin (như phenytoin) hay ức chế hoạt động của insulin (như estrogens hay glucocorticoids).

Một phần của tài liệu CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ Y TẾ (Trang 36 - 37)