Phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Một phần của tài liệu CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ Y TẾ (Trang 49 - 50)

- Tham vấn bác sĩ chuyên khoa: nội,

7.Phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

tắc nghẽn mạn tính:

- Người bị bệnh nhẹ có thể tự chăm sóc bản thân, khi bệnh đã nặng cần hỗ trợ của gia đình và nhân viên y tế.

- Chăm sóc cơ bản là giữ gìn nhà ở thông thoáng, sạch sẽ, tránh các loại khói, mang khẩu trang khi tiếp xúc với bụi, giữ ấm khi lạnh, ăn đầy đủ chất đạm và vitamin, ăn đủ rau, củ, quả, uống đủ nước, ăn thức ăn dễ tiêu. Động viên bệnh nhân tuân thủ điều trị.

- Khuyên bệnh nhân bỏ thuốc lá và đi chích ngừa cúm, viêm phổi.

6. Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: tính:

- Các thuốc giãn phế quản là thuốc cơ bản để điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, trong đó ưu tiên nhóm Anticholinergic. Corticoid cũng được dùng phối hợp khi bệnh đã nặng.

- Ở giai đoạn ổn định đa số chỉ dùng thuốc hít vào phổi qua đường miệng, thuốc tác dụng tại chỗ, hiệu quả cao, ít tác dụng phụ, thuốc này hầu như dùng suốt đời.

- Ở đợt cấp của bệnh, cần dùng thêm thuốc kháng sinh, corticoid, thuốc giãn phế quản đường uống trong thời gian khoảng 02 tuần, nếu đợt cấp nặng bệnh nhân cần nằm viện để thở oxy, đôi khi phải thở máy.

7. Phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mạn tính

7.1 Phòng ngừa để không mắc bệnh:

- Tuyệt đối không hút thuốc lá, thuốc lào.

- Tránh tiếp xúc với khói bụi, hoá chất nghề nghiệp.

- Khi mắc bệnh hô hấp cần điều trị sớm và triệt để.

- Chích ngừa cúm hàng năm, chích ngừa viêm phổi ở bệnh nhân trên 65 tuổi hoặc khi bệnh rất nặng.

7.2 Phòng ngừa bệnh tiến triển nặng hơn:

- Hãy đến phòng khám hô hấp ngay khi có dấu hiệu mắc bệnh: ho, khạc đờm và khó thở khi làm nặng.

- Dùng đúng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ, cần đến khám lại định kỳ hàng tháng và mỗi khi có đợt bùng phát của bệnh.

- Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào, đồng thời tránh cả các loại khói, bụi. Bởi vì nếu không tránh được bệnh vẫn tiến triển nặng hơn mặc dù có điều trị tích cực. Giữ không khí trong nhà sạch, thoáng.

- Luyện tập, giữ cho thân thể khoẻ mạnh. Tập thở theo hướng dẫn của bác sĩ, đi bộ và tập thể dục đều đặn, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

- Nếu bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính mức độ nặng, hãy sống lạc quan và hoạt động tối đa trong điều kiện sức khoẻ cho phép. Làm mọi việc thường ngày một cách chậm rãi, đơn giản; chọn chỗ ngồi để có thể nghỉ ngơi thoải mái khi cần.

- Đi cấp cứu ngay nếu có dấu hiệu nguy hiểm sau đây: nói chuyện, đi lại khó khăn, môi hay móng tay tím tái, nhịp tim, mạch rất nhanh hay không đều, thuốc thường dùng không còn tác dụng đủ lâu, hay không còn tác dụng.

Một phần của tài liệu CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ Y TẾ (Trang 49 - 50)