Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm:

Một phần của tài liệu CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ Y TẾ (Trang 77 - 78)

- Tham vấn bác sĩ chuyên khoa: nội,

5. Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm:

nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.

5. Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm: thực phẩm:

5.1. Chọn thực phẩm an toàn:

- Chọn thực phẩm còn tươi sống, chưa bị dập nát, hư hỏng. Nên mua ở những cửa hàng đáng tin cậy hoặc ở những nơi có hệ thống trữ lạnh để đảm bảo an toàn.

- Đối với các loại thực phẩm có sẵn chất độc tự nhiên như: sắn (khoai mì), khoai tây nên lựa chọn kỹ và chế biến đúng cách. Nên bảo quản kỹ và thận trọng với những thức ăn để lâu, thức ăn mà chuột, bọ, dán, ruồi... có thể tiếp xúc.

5.2. Bảo quản thực phẩm:

- Thực phẩm khi mua chưa sử dụng ngay, cần dự trữ trong 2 – 3 ngày thì nên chọn thực phẩm tươi sống và cho vào tủ lạnh càng sớm càng tốt;

- Cho thực phẩm vào các bao bì, hộp có nắp đậy trước khi cho vào trong tủ lạnh;

5.3. Khâu chế biến:

- Rửa tay sạch sẽ và lau khô trước khi chế biến các món ăn hàng ngày;

- Dụng cụ làm bếp luôn sạch sẽ, sau khi sử dụng phải lau rửa cẩn thận;

- Thực hiện ăn chín, uống sôi; không nên ăn các món thịt, cá sống hoặc tái;

- Dầu, mỡ không nên sử dụng chiên rán nhiều lần hoặc đã cháy khét;

5.4. Chuẩn bị bữa ăn:

- Không nên dùng chén, đĩa đựng chung thức ăn sống và chín;

- Nên ăn ngay sau khi vừa nấu xong; - Thức ăn thừa nên được bảo quản ở tủ lạnh, khi sử dụng lại phải nấu kỹ lưỡng;

5.5. Vệ sinh khu nấu nướng:

- Giặt sạch thường xuyên các khăn lau tay và lau bếp;

- Rửa sạch với xà bông khu vực nấu nướng và các dụng cụ làm bếp.

Một phần của tài liệu CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ Y TẾ (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)