- Tham vấn bác sĩ chuyên khoa: nội,
3. Cách xử trí khi ngộ độc so biển:
- Phát hiện có dấu hiệu sớm (còn tỉnh táo): cần gây nôn chủ động, chuyển bệnh nhân nhanh chóng đến cơ sở có điều kiện về hồi sức cấp cứu (bệnh viện).
- Hiện nay trên thế giới chưa có thuốc giải độc đặc hiệu cho ngộ độc tetrodotoxins. Việc xử trí ngộ độc chủ yếu là chống rối loạn tim mạch, hô hấp, thần kinh, tiết niệu .v.v. bằng dịch truyền, thuốc điều trị triệu chứng, thở oxy, thở máy nếu suy hô hấp, máy tạo nhịp tim, lợi tiểu, lọc thận tùy theo tình trạng của bệnh.
4.Các biện pháp phòng chống ngộ độc so biển cho cộng đồng:
- Tuyên truyền giáo dục, phổ biến kiến thức cho cộng đồng trong việc lựa chọn thực phẩm, cách phân biệt sam biển và so biển. Tuyệt đối không được dùng so biển làm nguyên liệu thực phẩm dưới bất kỳ hinh thức nào.Tuyên truyền giáo dục cho ngư dân phải loại bỏ so biển khi đánh bắt và tuyệt đối không kinh doanh so biển.
- Tăng cường giám sát, kiểm soát an toàn thực phẩm trong đánh bắt, kinh doanh và tiêu dùng thủy sản. Tăng cường kiểm soát các tàu cá, bến cung cấp cá, cơ sở bán hải sản để đảm bảo không có so biển được lưu thông trên thị trường.
- Tập huấn, đào tạo nhân viên y tế ở các tuyến để nâng cao năng lực hệ thống y tế trong chẩn đoán, cấp cứu và điều trị ngộ độc do độc tố của so biển.
- Ngoài ra cần tuyên truyền đến mỗi người dân:
+ Tuyệt đối không ăn các loại hải sản lạ, các loại có sẵn độc tố đã được các cơ quan chức năng cảnh báo như so biển, cá nóc v.v.
+ Khi ăn hải sản mà có các biểu hiện buồn nôn, tê đầu lưỡi... thì phải khẩn trương đến cơ sở y tế để được sơ cấp cứu kịp thời
+ Nên chọn mua hải sản cũng như thực phẩm ở những cửa hàng uy tín, có đủ điều kiện và giấy phép kinh doanh, để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho chính bản thân,