BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ (CƯỜM KHÔ)

Một phần của tài liệu CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ Y TẾ (Trang 68 - 69)

- Tham vấn bác sĩ chuyên khoa: nội,

BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ (CƯỜM KHÔ)

2. Nguyên nhân và phân loại:

- Đục thể thủy tinh bẩm sinh: do yếu tố di truyền hoặc do mẹ mắc một số bệnh trong thời kỳ mang thai như giang mai, sốt phát ban do virus rubella.

- Đục thủy tinh thể thứ phát: sau chấn thương hoặc do một số bệnh của mắt như: viêm màng bồ đào, gờ-lô-côm, bong võng mạc, thoái hóa sắc tố võng mạc...; do các bệnh toàn thân như: đái tháo đường, tiêu chảy mất nước, galactoza máu cao… một số trường hợp đục thứ phát do sau dùng một số loại thuốc hoặc sau điều trị như dùng corticoide kéo dài, xạ trị,...

- Đục thủy tinh thể tuổi già: do quá trình lão hóa của TTT theo thời gian làm cho nó mờ đục tiến triển và dẫn đến mù lòa. Tùy theo vị trí mức độ người ta lại phân ra nhiều dạng đục khác nhau như: đục vỏ, đục nhân, đục bao sau, đục bắt đầu, đục tiến triển, đục toàn bộ,...

- Trong các loại đục TTT thì đục TTT tuổi già là nhiều nhất, nó chiếm tỷ lệ từ 60 - 70% các nguyên nhân gây mù ở nước ta cũng như trên thế giới.

3. Triệu chứng và tiến triển:

3.1 - Triệu chứng chủ quan:

- Mắt mờ dần, không đau nhức ở người có tuổi gợi ý đến đục thể thủy tinh

- Những dấu hiệu sớm khi bắt đầu đục

thể thủy tinh:

+ Dấu hiệu bỏ kính lão: trước nay bệnh nhân vẫn đeo kính lão để đọc sách, nếu bỏ kính lão lại thấy đọc rõ hơn trước đó là dấu hiệu bắt đầu đục TTT.

+ Dấu hiệu giảm thị lực khi trời nắng: mỗi khi ra trời nắng bệnh nhân thấy mắt mờ, nhìn kém nhưng khi vào bóng râm, vào trong nhà hoặc khi đeo kính râm sậm màu thì nhìn tốt hơn.

+ Dấu hiệu đèn pha: ban đêm khi bị đèn pha ô tô, xe máy chiếu vào mắt, bệnh nhân bị quáng mạnh, không nhìn thấy gì nữa.

3.2 Triệu chứng thực thể:

- Đồng tử có màu trắng một phần hay toàn phần. Trái lại một số thể lâm sàng TTT lại có màu hổ phách và nặng hơn thì có màu nâu đen.

- Nếu đục TTT chưa có biến chứng thì phản xạ đồng tử còn tốt và nhạy cảm cho dù TTT có thể đục hoàn toàn và thị lực chỉ còn ST(+).

- Mất ánh hồng đồng tử một phần hoặc toàn phần, khi soi đáy mắt khó thấy rõ các chi tiết bên trong.

3.3 Tiến triển và biến chứng:

- Đục TTT thường tiến triển theo thời gian, càng lớn tuổi thì đục càng tăng và thị

BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ (CƯỜM KHÔ) (CƯỜM KHÔ)

lực càng giảm. Khi đục toàn bộ ở 1 số người TTT hóa lỏng thành dạng sữa.

- Có những trường hợp sau khi đục hoàn toàn TTT sẽ ngấm nước phồng lên gây biến chứng tăng nhãn áp thứ phát.

- Một số ít bệnh nhân sau khi phồng lên hoặc hóa sữa sẽ bị vỡ ra gây phản ứng viêm các tổ chức nội nhãn và tăng nhãn áp. Đây là tình trạng cấp cứu cần giải quyết, nếu chậm trễ sẽ không cứu vãn được thị lực.

- Một số ít trường hợp khi đục bị đứt các dây chằng zinn treo TTT làm lệnh TTT hoặc thậm chí rơi vào buồng pha lê thể.

4. Điều trị:

4.1 - Điều trị nội khoa:

Điều trị nội khoa chủ yếu là các điều trị hỗ trợ và dinh dưỡng, chưa có loại thuốc nào được chứng minh có hiệu quả rõ rệt trong điều trị đục TTT. Các phương pháp điều trị nội khoa gồm:

- Tăng cường dinh dưỡng để bổ sung vitamine, các vi chất cần thiết cho cơ thể chống quá trình lão hóa mắt và thủy tinh thể

- Một số thuốc nhỏ mắt để làm chậm quá trình tiến triển của đục TTT

4.2 - Điều trị ngoại khoa:

- Là phương pháp duy nhất hiện nay để điều trị bệnh một cách triệt để. Nguyên tắc là phẫu thuật lấy TTT đục ra và thay bằng

TTT nhân tạo.

- Trong lịch sử có nhiều phương pháp phẫu thuật như: làm rơi TTT vào buồng dịch kính, mổ TTT trong bao, mổ TTT ngoài bao và hiện nay là phẫu thuật bằng phương pháp Phaco.

- Phaco là kỹ thuật làm nhũ tương hóa thủy tinh thể đục bằng sóng siêu âm. Qua một đường rạch rất nhỏ ở giác củng mạc, đầu máy Phaco sẽ phát ra chùm siêu âm làm tan rã TTT, sau đó hút sạch ra và thay vào dó 1 TTT nhân tạo mềm để bù lại TTT đã được lấy ra. Kỹ thuật này khá an toàn, thời gian mổ nhanh, không đau và kết quả thị lực sau mổ rất tốt

4. 3 - Đục bao sau thứ phát và điều trị Laser YAG:

- Với phẫu thuật ngoài bao và Phaco hiện nay thì phần bao sau TTT được giữ lại trong phẫu thuật, như một cái túi để đặt TTT nhân tạo vào trong.

- Sau mổ có một tỷ lệ nhất định bệnh nhân sẽ bị đục bao sau, làm giảm thị lực.

- Để giải quyết tình trạng này người ta sẽ dùng phương pháp bắn Laser bao sau để phá rách phần bao bị đục, giải phóng trục quang học cho nhãn cầu và cải thiện thị lực. Đây là kỹ thuật rất an toàn, nhanh chóng, hoàn toàn không đau và đạt hiệu quả tốt.

Một phần của tài liệu CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ Y TẾ (Trang 68 - 69)