cần biết:
Tác dụng phụ của tiêm vắc-xin:
Các vắc xin thực sự rất an toàn. Hầu hết các phản ứng phụ của vắc xin đều nhẹ, xảy ra tạm thời, như sưng chỗ tiêm hoặc sốt nhẹ. Những phản ứng này có thể được điều chỉnh bằng cách cho uống paracetamol sau khi tiêm chủng. Các phản ứng nặng hơn thường rất hiếm xảy ra (khoảng 1/1.000 tới 1/1.000.000 liều), và một số phản ứng khác thì hiếm tới mức không đánh giá chính xác được tỷ lệ nguy cơ.
Nếu chỉ nhìn vào nguy cơ thì không đủ - chúng ta cần phải đánh giá cả nguy cơ và lợi ích. Thậm chí ngay cả khi xảy ra 1 phản ứng nặng trong số 1 triệu liều vắc xin được sử dụng thì cũng không thể vì vậy mà phủ nhận lợi ích to lớn của tiêm chủng. Nếu không có vắc xin, sẽ có thêm rất nhiều trường hợp mắc bệnh, và kèm theo đó là nhiều biến chứng và tử vong.
Ví dụ, theo phân tích về lợi ích và nguy cơ của vắc xin DTC ở Hoa Kỳ, nếu không có chương trình tiêm chủng thì số trường hợp mắc ho gà sẽ cao gấp 71 lần và số tử vong tăng gấp 4 lần. So sánh giữa nguy cơ khi mắc bệnh và nguy cơ khi tiêm vắc xin chúng ta sẽ thấy rõ lợi ích của việc tiêm chủng cho trẻ em.
Thực tế một đứa trẻ có thể phải chịu tác hại nặng nề do bệnh tật nhiều hơn rất nhiều so với do vắc xin. Trong khi chỉ một trường hợp tổn thương nặng hoặc tử vong do vắc xin đã là quá nhiều, thì rõ ràng giá trị lợi ích của vắc xin vượt xa nguy cơ tai biến, và sẽ có rất nhiều trường hợp bị mắc bệnh hoặc chết nếu không tiêm phòng. Trên thực tế, có một biện pháp can thiệp hiệu quả như vắc xin để phòng ngừa bệnh tật mà lại không sử dụng là vô cùng bất hợp lý. Vấn đề là tăng cường an toàn tiêm chủng.
Các phản ứng sau tiêm chủng:
- Phản ứng sau tiêm chủng là tình trạng bệnh xảy ra sau khi tiêm chủng được nghĩ là do tiêm chủng gây ra. Các trường hợp này có thể do vắc xin hoặc liên quan tới quá trình tiêm chủng.
- Phân loại các phản ứng sau tiêm chủng: PHẢN ỨNG SAU TIÊM CHỦNG NGUYÊN NHÂN Phản ứng do vắc xin Phản ứng xảy ra do vắc xin (do các đặc tính của vắc xin), không phải do sai sót trong tiêm chủng
Sai sót trong tiêm chủng Phản ứng gây ra do sai sót trong tiêm chủng (pha vắcxin , tiêm vắc xin ...) Do trùng hợp Phản ứng xảy ra sau tiêm chủng nhưng không phải do vắc xin mà do trùng hợp ngẫu nhiên Phản ứng do bị tiêm Phản ứng do lo âu hoặc do bị tiêm đau chứ không phải do vắc xin Không rõ Không xác định được nguyên
Các phản ứng nhẹ:
Tác dụng của vắc xin là tạo ra miễn dịch (tạo kháng thể) thông qua phản ứng của hệ thống miễn dịch của người được tiêm chủng. Vắc xin có thể tạo ra các phản ứng phụ nhẹ. Phản ứng tại chỗ, sốt và những triệu chứng toàn thân có thể là một phần của đáp ứng miễn dịch bình thường. Ngoài ra, một số thành phần của vắc xin (như tá dược, hoặc chất bảo quản) có thể gây ra phản ứng. Vắc xin có hiệu quả thì ít gây phản ứng nhưng tạo miễn dịch tốt. Các phản ứng tại chỗ (tại nơi tiêm trên cơ thể ) bao gồm đau, sưng, hoặc đỏ. Các phản ứng tại chỗ hoặc toàn thân, sốt xảy ra ở khoảng 10% số người tiêm vắc xin, trừ trường hợp tiêm DTC hoặc VAT mũi nhắc lại thì có thể gây sốt đối với gần 50% số người được tiêm.
Tiêm vắc xin BCG thường gây phản ứng tại chỗ chậm xuất hiện vào tuần thứ 2 sau tiêm, tạo nốt (sưng nhẹ chỗ tiêm) sau đó loét và khỏi sau vài tháng. Sẹo BCG (sẹo rộng và lồi lõm) thường thấy ở người châu Á và châu Phi.
Các phản ứng thường gặp này xuất hiện 1 hoặc 2 ngày sau khi tiêm chủng, trừ trường hợp sốt và các triệu chứng toàn thân sau khi tiêm vắc xin Sởi/Sởi - Quai bị-Rubella xuất hiện 5 - 12 ngày sau khi tiêm chủng. Mặc dù khoảng 5 - 15% số trường hợp tiêm vắc xin Sởi/Sởi-Quai bị- Rubella có sốt và phát ban trong thời gian này, nhưng chỉ có khoảng 3% số trường hợp là do vắc xin; số còn lại là do phản ứng bình thường ở trẻ nhỏ, đó là các tình trạng bình thường.
Các phản ứng nặng và hiếm gặp:
Hầu hết các phản ứng hiếm gặp do vắc xin (ví dụ như co giật, giảm tiểu cầu, giảm trương lực, giảm phản xạ, và khóc kéo dài) đều tự giảm dần và không gây ra các hậu quả hoặc di chứng tiếp theo. Mặc dù sốc phản vệ có thể gây tử vong, nhưng nó không gây hậu quả gì về sau nếu được điều trị kịp thời, và mặc dù bệnh não có thể là phản ứng hiếm gặp khi tiêm vắc xin Sởi và DTC, nhưng thực tế chưa chứng minh được mối quan hệ nhân quả của vắc xin đối với bệnh này.
Các sai sót trong thực hành tiêm chủng:
Hầu hết các phản ứng đã nêu, hoặc "nhẹ và thường gặp" hoặc "nặng và hiếm gặp" đều khó hoặc không thể phòng ngừa đối với người tiêm. Tuy nhiên, có một loại phản ứng mà người tiêm có thể phòng được mức độ nặng nề. Đó là "các sai sót trong thực hành tiêm chủng". Loại sai sót này thường do con người hơn là do vắc xin hoặc do kỹ thuật, có thể được phòng tránh bằng cách tập huấn cho cán bộ và cung cấp đầy đủ trang thiết bị để tiêm chủng an toàn.
Sai sót trong thực hành tiêm chủng có thể dẫn tới việc xuất hiện một chùm phản ứng nếu người tiêm không thực hiện đúng những điều đã được tập huấn. Thực hành tiêm chủng không đúng có thể gây áp xe hoặc nhiễm các bệnh lây qua đường máu. Nghiêm trọng nhất là sốc nhiễm độc do xử lý không tốt lọ vắc xin sau khi hoàn nguyên. Một số trẻ nhỏ được tiêm cùng một lọ vắc xin đã tử vong rất nhanh sau khi tiêm.
Những biện pháp đơn giản để tiêm chủng an toàn:
Đối với cán bộ y tế và người tham gia công tác tiêm chủng:
- Tiêm đúng vị trí, đúng kỹ thuật. Hút vắc xin xong tiêm ngay, không hút sẵn vắc xin vào nhiều bơm kim tiêm.
- Không lưu kim tiêm cắm trong lọ vắc xin.
- Thực hiện đúng hướng dẫn của nhà sản xuất về việc sử dụng, bảo quản vắc xin.
- Thực hiện pha hồi chỉnh vắc xin đúng:
• Dùng đúng dung môi pha hồi chỉnh cho mỗi lọ vắc xin bằng cách kiểm tra lọ vắc xin cũng như dung môi có cùng 1 nhà sản xuất hay không
• Khi pha hồi chỉnh, cả lọ dung môi và vắc xin cùng ở nhiệt độ +2oC đến +8oC
• Sử dụng 1 bơm kim tiêm cho mỗi lần pha hồi chỉnh. Hút tất cả lượng dung môi có trong lọ. Sau khi sử dụng, cho ngay bơm kim tiêm vào hộp an toàn.
- Những vắc xin đã pha hồi chỉnh, sau khi kết thúc buổi tiêm chủng hoặc sau 4 tiếng đối với vắc xin BCG và 6 tiếng đối với vắc xin Sởi đều phải huỷ bỏ.
- Sử dụng 1 bơm kim tiêm cho mỗi trẻ, tốt nhất là bơm kim tiêm tự khoá:
• Sử dụng bơm kim tiêm tự khoá mới, chất lượng đã được kiểm định. SAI SÓT TRONG
THỰC HÀNH TIÊM CHỦNG
HẬU QUẢ CÓ THỂ XẢY RA - Tiêm không vô trùng
- Tái sử dụng bơm kim tiêm dùng 1 lần
- Sử dụng bơm tiêm không được tiệt trùng đầy đủ
- Vắc xin hoặc dung môi bị nhiễm bẩn
- Sử dụng vắc xin đông khô lâu hơn thời gian qui định
- Nhiễm khuẩn, như áp xe tại chỗ tiêm, nhiễm trùng, hội chứng sốc nhiễm độc, hoặc tử vong; Nhiễm các bệnh lây qua đường máu, như viêm gan hoặc HIV
Sai sót khi pha hồi chỉnh:
- Sử dụng không đúng dung môi để pha hồi chỉnh
- Thay thế vắc xin hoặc dung môi bằng thuốc
- Áp xe tại tại chỗ; - Tác dụng phụ của thuốc, ví dụ insulin; - Tử vong; - Vắc xin mất tác dụng; Tiêm sai vị trí: - Tiêm BCG dưới da - Tiêm DTC quá nông - Tiêm mông - Phản ứng hoặc áp xe tại chỗ; - Phản ứng hoặc áp xe tại chỗ; - Tổn thương dây thần kinh hông to; - Vận chuyển/bảo quản vắc xin không đúng - Phản ứng tại chỗ do vắc xin đông băng; - Vắc xin mất tác dụng; - Bỏ qua khám sàng lọc, tư vấn, chống chỉ định - Phản ứng nặng;
Các sai sót trong thực hành tiêm chủng và hậu quả:
• Kiểm tra bao gói cẩn thận. Loại bỏ kim tiêm hoặc bơm tiêm nếu bao gói bị rách, thủng hoặc nghi ngờ hỏng, sử dụng không an toàn.
• Không được chạm tay vào bất cứ bộ phần nào của kim tiêm. Loại bỏ kim tiêm nếu như nó tiếp xúc với bất kỳ bề mặt không vô khuẩn nào.
Giữ chặt trẻ, hướng dẫn mẹ hoặc người nhà của trẻ bế trẻ đúng tư thế.
- Lường trước những cử động đột ngột trong và sau khi tiêm.
Những thao tác thực hành tiêm chủng không an toàn cần phải tránh:
- Hộp an toàn đựng quá 3/4 thể tích - Đóng lại nắp kim tiêm sau khi đã sử dụng
- Giữ kim tiêm cắm trong nắp lọ vắc xin
- Sờ vào kim tiêm
- Huỷ bơm kim tiêm trong những hộp không có nắp đậy
Đối với mẹ hoặc người nhà của trẻ cần
biết khi đưa trẻ đi tiêm chủng:
- Mang theo phiếu hoặc sổ tiêm chủng. - Đọc kỹ bảng hướng dẫn “Các bà mẹ khi đưa con đi tiêm chủng cần thực hiện” và áp phích “Quy định về tiêm chủng” dán tại các điểm tiêm.
- Đối chiếu từng điểm trong áp phích “Quy định về tiêm chủng” với việc thực hành tiêm chủng của cán bộ y tế. Chỉ cho con em mình tiêm chủng khi nhận thấy cán bộ y tế đã thực hiện đúng về quy định về tiêm chủng
- Các bà mẹ có trách nhiệm thông báo tình trạng sức khỏe của con em mình như: đang ốm, sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước, tiền sử dị ứng của bố mẹ trẻ.
- Yêu cầu cán bộ y tế thông báo về chủng loại, hạn sử dụng của vắc xin và hướng dẫn theo dõi trẻ sau tiêm chủng.
- Theo dõi trẻ trong vòng 30 phút tại cơ sở y tế và theo dõi trẻ tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng.
- Đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế khi trẻ sốt cao hay có những biểu hiện khác thường như quấy khóc kéo dài, bú ít, tím tái, khó thở sau khi tiêm chủng.
Các phản ứng sau tiêm chủng cần biết:
- Đau tại chỗ tiêm;
- Quấy khóc thường do đau;
- Sốt nhẹ hoặc cao trong vòng 24-48 giờ; - Nổi nốt cứng hay nốt dưới da có thể xảy ra và tồn tại trong một hay vài tuần;
- Một số ít có nổi mẩn, ngứa, mề đay hoặc hồng ban;
- Có thể rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mất ngủ, dễ kích động, trẻ bứt rứt khó chịu