Ngộ độc rượu:

Một phần của tài liệu CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ Y TẾ (Trang 78)

- Tham vấn bác sĩ chuyên khoa: nội,

1.Ngộ độc rượu:

Có 2 loại rượu có thể gây ngộ độc là: rượu để uống (Etylic, Ethanol) và rượu công nghiệp Metylic (Methanol).

Ngộ độc Ethanol (C2H5OH) có hai dạng: cấp tính và mạn tính, phụ thuộc vào số lượng rượu uống và tần suất, thời gian uống của người uống rượu. Ngay sau khi uống rượu, 20% lượng rượu được hấp thụ ngay tại dạ dày và 80% còn lại được hấp thụ ở ruột. Sau khi uống vài phút rượu đã đi vào máu và sau vài giờ nồng độ cồn trong máu sẽ lên đến cực đại.

Ngộ độc rượu Methanol (CH3OH) có thể do uống nhầm hoặc pha chế rượu từ cồn Metylic. Metylic là chất độc cực mạnh, chỉ cần uống 5-15ml có thể gây ngộ độc nặng, 15ml trở lên là gây mù lòa, 30ml có thể gây tử vong.

Ngộ độc rượu Methanol (CH3OH) có thể do uống nhầm hoặc pha chế rượu từ cồn Metylic. Metylic là chất độc cực mạnh, chỉ cần uống 5-15ml có thể gây ngộ độc nặng, 15ml trở lên là gây mù lòa, 30ml có thể gây tử vong.

- Ngộ độc cấp tính: do uống quá nhiều, liều gây ngộ độc tùy theo khả năng hấp thụ của từng người, mức độ ngộ độc từ nhẹ đến nặng. Thông thường hàm lượng rượu trong máu từ 1 – 1,5 g/lít có thể gây “say” và 4-6 g/lít có thể gây tử vong.

+ Giai đoạn đầu: hưng cảm, nói nhiều, mất điều hòa vận động phối hợp, giảm khả năng kiểm soát, kích động.

+ Giai đoạn sau: Phản xạ gân xương giảm, tri giác giảm, mất khả năng tập trung tư tưởng.

+ Triệu chứng ngộ độc: nôn ói, đau bụng; khó thực hiện các động tác đơn giản; nói líu; đi lảo đảo; biểu hiện lơ mơ, nhìn mờ hoặc nhìn đôi; có khi co giật, mất ý thức; hạ huyết áp, hạ thân nhiệt; rối loạn hô hấp, trụy tim mạch; giảm thông khí phế nang, tăng tiết khí quản, ứ đọng đờm dãi, dẫn đến thiếu oxy tổ chức, toan chuyển hóa. Có thể xảy ra viêm dạ dày, viêm tụy

Một phần của tài liệu CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ Y TẾ (Trang 78)