Tiêm phòng uốn ván, uống viên sắt và axit Folic:

Một phần của tài liệu CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ Y TẾ (Trang 53 - 54)

- Tham vấn bác sĩ chuyên khoa: nội,

2. Tiêm phòng uốn ván, uống viên sắt và axit Folic:

và axit Folic:

2.1 - Tiêm phòng uốn ván:

- Với người chưa tiêm phòng uốn ván lần nào: tiêm mũi đầu khi phát hiện thai nghén bất kỳ ở tháng nào; tiếp theo tiêm mũi thứ hai sau mũi tiêm đầu ít nhất một tháng và phải cách thời gian dự kiến sinh ít nhất 1 tháng.

- Với những người đã tiêm đủ 2 mũi, nếu:

+ Lần tiêm trước < 5 năm: tiêm 1 mũi. + Lần tiêm trước > 5 năm: tiêm 2 mũi. - Với người đã tiêm ba mũi hoặc bốn mũi, cần tiêm nhắc lại một mũi.

- Với người đã tiêm đủ năm mũi phòng uốn ván theo đúng lịch, nếu mũi tiêm cuối cùng cách đã 10 năm trở lên thì nên tiêm thêm một mũi nhắc lại.

2.2 - Cung cấp thuốc thiết yếu:

Viên sắt/folic: rất cần thiết cho cả mẹ lẫn con, khi thiếu sắt và acid folic ở phụ nữ có thai dễ gây thiếu máu dinh dưỡng và gây dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

- Uống ngày 1 viên trong suốt thời gian có thai đến hết 6 tuần sau sinh. Tối thiểu uống trước sinh 90 ngày.

- Nếu thai phụ có biểu hiện thiếu máu rõ, có thể tăng từ liều dự phòng lên liều điều trị 2 - 3 viên/ngày.

- Việc cung cấp viên sắt/acid folic cần được thực hiện ngay từ lần khám thai đầu. Kiểm tra việc sử dụng và cung cấp tiếp trong các lần khám thai sau.

Canxi: cần cho thai nhi xây dựng bộ xương và tạo răng. Can xi có nhiều trong tôm, cua, cá, sữa. Phụ nữ mang thai cần uống thêm canxi từ tháng thứ 6.

Kẽm: cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai và bánh nhau. Nguồn cung cấp kẽm tốt nhất là thịt, cá, hải sản.

Bổ sung các vitamin, đặc biệt vitamin A, D, B1, C:

• Vitamin A có vai trò đặc biệt trong hoạt động thị giác và tham gia chống nhiễm trùng trong cơ thể.

• Vitamin D cần thiết cho hấp thu caxi và phốt-pho. Thiếu vitamin D sẽ dẫn đến nhuyễn xương, co giật do hạ canxi máu, loãng xương.

chuyển hóa gluxit phòng tránh bệnh tê phù.

• Vitamin C: giúp hỗ trợ hấp thu sắt, tăng khả năng miễn dịch, chống lại các tác nhân gây oxy hóa.

Một phần của tài liệu CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ Y TẾ (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)