III. Yêu cầu đối với người trực tiếp kinh doanh thực phẩm
MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP
ăn uống, ngày phóng noãn, trong thụ thai chọn thời điểm phóng noãn, chọn phương pháp thụ tinh, siêu âm bắt mạch, chọc hút dịch ối, nạo phá thai...
3.4 Những hệ lụy do mất cân bằng giới tính khi sinh:
- Dẫn tới “thừa nam giới, thiếu phụ nữ” trong độ tuổi kết hôn (điều này sẽ xảy ra vào khoảng năm 2025-2030);
- Có thể sẽ dẫn tới những thay đổi trong hệ thống hôn nhân và gia đình: nam giới có thể sẽ phải kết hôn muộn và khó có khả năng kết hôn; tạo ra các luồng di cư quốc tế mới; nảy sinh biến thái mới của nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em gái; nguy cơ “nhập khẩu cô dâu”;
- Làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng giới;
- Nhiều phụ nữ có thể phải kết hôn sớm hơn, tỷ lệ ly hôn và tái hôn của phụ nữ sẽ tăng cao; tình trạng bạo hành giới, tình trạng buôn bán phụ nữ vào các cơ sở mại dâm có thể sẽ gia tăng;
- Mất cân bằng giới tính khi sinh nếu không kịp thời giải quyết sẽ để lại tai họa cho dân tộc và đất nước.
4. Các giải pháp:
4.1 Truyền thông, giáo dục và vận động:
- Nội dung: tình hình và hệ lụy mất cân bằng giới tính khi sinh; bình đẳng giới; bình đẳng giữa trai - gái.
- Đối tượng: lãnh đạo, những người có uy tín trong cộng đồng; các cặp vợ chồng và dòng họ; thanh niên, vị thành niên.
- Hình thức và kênh: truyền thông đại chúng; truyền thông trực tiếp; truyền thông qua hình thức nghệ thuật; truyền thông dân gian,…
4.2 Tăng cường hiệu lực pháp luật:
- Nâng cao trách nhiệm, đạo đức của nhân viên y tế;
- Rà soát, chỉnh sửa một số quy định pháp luật;
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm.
4.3 Một số chính sách tác động:
- Chính sách ưu tiên trẻ em gái, nữ thanh niên trong học tập;
- Chính sách ưu tiên cho phụ nữ trong bố trí công ăn, việc làm;
- Chính sách an sinh xã hội cho gia đình con một bề gái.