Tiêm vắcxin phòng bệnh là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ cho bản thân và cho cả cộng đồng

Một phần của tài liệu CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ Y TẾ (Trang 32 - 33)

nhất để bảo vệ cho bản thân và cho cả cộng đồng

thoáng qua;

Các dấu hiệu nặng sau tiêm chủng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất:

- Sốt cao ≥39oC - Co giật.

- Tay chân lạnh, tím tái. - Thở khó, co lõm ngực.

- Bứt rứt, quấy khóc nhiều, không đáp ứng thuốc giảm đau hạ sốt thông thường.

- Lừ đừ, bỏ bú.

- Sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm.

Khi nào không chủng ngừa cho trẻ?

- Trẻ đang có bệnh cấp tính, viêm phổi, tiêu chảy…(thường có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, ho, hoặc tiêu chảy nhiều lần);

- Trẻ đang được điều trị các loại thuốc ức chế miễn dịch hoặc Corticoide liều cao và kéo dài quá một tuần.

- Trẻ có phản ứng trầm trọng với thuốc chủng ngừa ở những lần chủng trước.

- Trẻ bị HIV (+) có triệu chứng suy giảm miễn dịch.

- Trẻ đang có bệnh ung thư, suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải.

Làm gì khi con bạn bị sốt sau tiêm chủng?

- Nhiệt độ bình thường của trẻ từ 36,5oC

đến 37,4oC.

- Sốt khi nhiệt độ đo hậu môn trẻ từ 38oC trở lên.

- Sốt thường là triệu chứng của bệnh nhiễm siêu vi, vi khuẩn, đôi khi không phải do nhiễm trùng như bệnh hệ thống, bệnh lý ác tính, sốt do thuốc, sau chích ngừa, sốt do môi trường…

*Nên làm:

- Cho trẻ uống nhiều nước.

- Trẻ tiếp tục được ăn, uống bình thường. - Nằm phòng thoáng.

- Uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ 38oC trở lên.

- Lau mát tích cực với nước ấm (nhiệt độ nước ấm thấp hơn nhiệt độ trẻ 2 độ) bằng phương pháp lau mát dùng 5 khăn:1 khăn đắp trán; 2 khăn đắp nách; 2 khăn đắp bẹn. Lau với nước ấm.

- Theo dõi nhiệt độ mỗi 15-30 phút, chấm dứt lau mát khi nhiệt độ <38,5oC.

Vì lợi ích và sự an toàn của trẻ, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm phòng theo đúng lịch hẹn. Việc tiêm phòng phải được thực hiện đúng chỉ định và tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc qui định.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có khoảng 1,5 tỷ người trên thế giới bị tăng huyết áp (THA) và có tới 7,5 triệu người tử vong do nguyên nhân trực tiếp từ căn bệnh này. Tại Việt Nam, năm 1960 chỉ có 1% dân số trưởng thành (ở miền Bắc) bị THA, năm 1992 tỷ lệ này là 11,7% , năm 2002 là 16,3%, đến năm 2008 thì tỷ lệ THA của những người trên 25 tuổi đã tăng lên 25,1%. Điều này có nghĩa là tại Việt Nam, cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết áp.

Một phần của tài liệu CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ Y TẾ (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)