- Tham vấn bác sĩ chuyên khoa: nội,
6. Phòng chống cong vẹo cột sống cho học sinh:
học sinh:
6.1 - Các gải pháp cơ bản:
- Cải thiện điều kiện học tập: bao gồm môi trường học tập, trang thiết bị, kể cả thời gian biểu, chương trình học tập, lao động…
- Nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi của học sinh để các em tự giác thực hành vệ sinh học đường, nâng cao sức khỏe và phòng chống CVCS. Nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh học sinh.
- Khám CVCS định kỳ để có thể xác định sớm và đề xuất giải pháp xử trí kịp thời.
6.2 - Một số nội dung cụ thể cần quan tâm sau:
- Bàn ghế: Chiều cao ghế đảm bảo cho bàn chân đặt chắc chắn trên nền nhà, chân tạo thành một góc vuông giữa cẳng và đùi. Chiều cao bàn có thể giúp cho tư thế lưng có thể giữ thẳng và tay đặt thoải mái trên mặt bàn với góc gập, góc dạng của cánh tay và thân người dao động từ 0-250 và từ 0-200. Để có một tư thế ngồi đúng còn đòi hỏi cự ly ngồi (hay khoảng cách giữa mép sau mặt bàn và mép trước mặt ghế) phải âm hay nói cách khác là mặt ghế có thể đưa vào phía trong gầm bàn. Tạo thói quen tốt trong việc tạo tư thế ngay ngắn trong học tập, sinh hoạt.
- Cặp sách: Là yếu tố nguy cơ gây ra những tác hại đến cột sống và gây ra tình trạng CVCS. Nhiều tác giả đề xuất cặp học sinh không được vượt quá 15% trọng lượng cơ thể, nếu phải mang cặp với thời gian dài thì không nên vượt quá 10% trọng lượng cơ thể. Cặp học sinh phải có hai quai, khi đeo trọng lượng cặp phải dồn đều trên hai vai, ôm khít và tỳ đều lên lưng, đáy cặp ngang mức trên mông.
- Chiếu sáng tốt vị trí học tập: vị trí hướng chiếu sáng tốt là phải không gây chói và gây sấp bóng khi học sinh ngồi học và viết, thông thường hướng chiếu sáng từ phía trái sang phải (ngược phía với tay cầm bút) hoặc được chiếu qua đầu từ phía sau lưng.
- Giày dép của học sinh: phải vừa với bàn chân và có độ cao vừa phải từ 2 – 3 cm (Các học sinh nhỏ chiều cao giày, dép không nên vượt quá 2 cm).
- Nâng cao sức khỏe thể chất: có chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường hoạt động thể chất, đảm bảo vệ sinh cá nhân, nghỉ ngơi, thư giãn.
- Khám phát hiện CVCS định kỳ giúp cho việc phát hiện sớm các trường hợp CVCS để có thể có các xử trí và kiến nghị phòng chống kịp thời. Ngoài ra, việc khám phát hiện CVCS định kỳ còn có tác dụng giúp cho nhà trường, gia đình và bản thân học sinh quan tâm hơn tới sức khỏe, tích cực tham gia vào chương trình phòng chống CVCS học đường.
6.3 - Truyền thông, giáo dục nâng cao sức khỏe, phòng chống CVCS:
- Các giáo viên trong nhà trường cần được trang bị các kiến thức về nguy cơ mắc CVCS và cách phòng tránh, qua đó giúp thực hiện, hướng dẫn các nội dung, kỹ năng phòng tránh CVCS cho học sinh.
- Phụ huynh học sinh là những người đóng vai trò quan trọng trong việc nhắc nhở, hỗ trợ thực hiện các yêu cầu vệ sinh phòng chống CVCS.
- Học sinh là những đối tượng cần phải có kiến thức phòng chống CVCS để tự giác thực hiện các yêu cầu, nội dung trong phòng chống CVCS.
Bệnh ung thư hiện nay là vấn đề sức khỏe hàng đầu, là gánh nặng cho xã hội không chỉ ở nước ta mà trên toàn thế giới. Tại nước ta, do ngành ung bướu học còn mới mẻ, nên công tác phòng chống ung thư mới bắt đầu được quan tâm nhiều trong hơn mười năm trở lại đây.