báo cáo về tần suất các dịch vụ được cung cấp. Dữ liệu hành chính về các dịch vụ mà phụ nữ đang tìm kiếm, mức độ thường xuyên và mục đích tìm kiếm dịch vụ. Do vậy, lượt tiếp cận dịch vụ sẽ được tính toán và không tạo thành "đếm trùng". Việc tính toán và báo cáo của cơ quan sẽ bao gồm dữ liệu về phụ nữ và trẻ em gái đã tiếp cận dịch vụ tại nhiều địa điểm và nhiều lần. Dữ liệu hành chính về BLPNTEG giúp các nhà cung cấp dịch vụ, cơ quan tư pháp, nhà hoạch định chính sách và người ra quyết định có thông tin về:
Các nhà cung cấp dịch vụ, cảnh sát và cơ quan tư pháp tạo ra dữ liệu hành chính trong các báo cáo về số vụ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực mà họ đã đáp ứng, số người được hỗ trợ và những dịch vụ được cung cấp. Cần đảm bảo rằng dữ liệu về BLPNTEG được thu thập liên tục bởi các nhà cung cấp dịch vụ, cơ quan công an và cơ quan hành pháp.
Về hệ thống quản lý trường hợp để theo dõi các dịch vụ được cung cấp cho nạn nhân cụ thể, các cơ quan thường phát triển các định danh duy nhất để theo dõi một cách tin cậy các trường hợp khi thông tin di chuyển qua các hệ thống hỗ trợ khác nhau và thông qua hệ thống tư pháp. Các hệ thống theo dõi quản lý hồ sơ theo các trường hợp đơn lẻ để cung cấp dịch vụ chăm sóc liên tục cho các trường hợp cụ thể. Các hệ thống thu thập dữ liệu này khác với hệ thống thu thập dữ liệu hành chính quốc gia, hay báo cáo về tổng số trường hợp được báo cáo và hỗ trợ trong các ngành. Số vụ BLPNTEG đã được báo cáo và phản hồi bởi
các cơ quan và tổ chức
Số phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực đã tiếp cận dịch vụ và địa điểm tiếp cận
Cơ quan, tổ chức và các dịch vụ được tiếp cận bởi phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực
Cơ quan và tổ chức nào đang đáp ứng các nhu cầu của nạn nhân bị bạo lực là phụ nữ và trẻ em gái
Chất lượng dịch vụ đã cung cấp
Mối liên hệ giữa các dịch vụ được chuyển gửi
Hộp 19. Mối lo ngại về việc đếm lặp các ca bạo lực đối với phụ nữvà trẻ em gái và trẻ em gái
Dù vẫn có thách thức và hạn chế được xác định ở trên, nhưng dữ liệu hành chính về BLPNTEG vẫn có thể là nguồn dữ liệu duy nhất hoặc tốt nhất ở một số nơi, đặc biệt là ở các quốc gia không có các nghiên cứu tỷ lệ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực. Việc củng cố dữ liệu hành chính về BLPNTEG là một nguồn đầu tư quan trọng vì dữ liệu này có thể được sử dụng để giám sát và đánh giá tác động và hiệu quả của các chính sách và chương trình nhằm phòng ngừa và ứng phó với BLPNTEG. Đồng thời cho biết liệu các dịch vụ có đáp ứng nhu cầu của nạn nhân hay chưa.
Một số khuyến nghị được điều chỉnh từ tài liệu Thu thập
dữ liệu hành chính về BLPNTEG: Các thực hành tốt8 của
Viện Châu Âu về bình đẳng giới sử dụng thông tin từ Rà soát và đánh giá các nguồn dữ liệu hành chính về bạo lực
đối với trẻ em của UNICEF.9
Để làm cho dữ liệu hành chính hữu ích hơn, các nhà hoạch định chính sách, các bộ, cơ quan và tổ chức có thể giải quyết các thách thức sau đây khi thu thập và phân tích dữ liệu hành chính về BLPNTEG:
Xây dựng hiểu biết chung về các định nghĩa, thuật ngữ và các loại bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái trên các lĩnh vực, tổ chức để tăng khả năng so sánh dữ liệu hành chính về BLPNTEG.
Thu thập và phân tích dữ liệu về tất cả các hình thức BLPNTEG, ngoài bạo lực gia đình và bạo lực tình dục như trẻ em và hôn nhân sớm, buôn bán, bóc lột tình dục, hành hung bằng axit, giết hại phụ nữ và những nhóm phụ nữ bị thiệt thòi như nữ di cư, nữ khuyết tật.
Nâng cao hiểu biết về bối cảnh trong đó thu thập dữ liệu hành chính về BLPNTEG để cải thiện chất lượng dữ liệu thu thập được và khả năng so sánh của chúng.
Đảm bảo dữ liệu được phân tách theo yêu cầu tối thiểu, theo giới tính, tuổi nạn nhân và thủ phạm, loại bạo lực, mối quan hệ với nạn nhân, vị trí địa lý của vụ việc và các yếu tố liên quan khác.
Xây dựng các quy trình thu thập, biên soạn và chia sẻ dữ liệu quản trị.
Xây dựng thỏa thuận giữa các ngành, cơ quan và tổ chức về các loại dữ liệu, phân tách dữ liệu và thông tin liên quan đến BLPNTEG cần được thu thập để có thể tổng hợp và so sánh giữa các tổ chức tương tự (qua các nơi tạm trú hoặc trên các đồn cảnh sát), nhưng không bắt buộc các cơ quan, tổ chức ở các ngành đều phải sử dụng cùng một biểu mẫu chung. Khuyến khích thu thập và xử lý dữ liệu điện tử như quản lý dữ liệu, quản lý ca bằng máy tính.
Nâng cao nhận thức về các dịch vụ hỗ trợ cho đối tượng đang bị bạo hành, đối tượng dễ tổn thương để cải thiện việc báo cáo và ghi nhận các trường hợp BLPNTEG trong các lĩnh vực, cơ quan và tổ chức. Đảm bảo rằng việc thu thập dữ liệu hành chính về BLPNTEG là một phần của tất cả các kế hoạch hành động quốc gia nhằm loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái kèm theo nguồn tài chính riêng.
Đảm bảo đủ nguồn lực tài chính và phân bổ nhân lực hỗ trợ thu thập, tổng hợp và phân tích dữ liệu hành chính, cũng như phổ biến rộng rãi.
Đảm bảo rằng việc thu thập dữ liệu hành chính về BLPNTEG phù hợp để tạo ra số liệu thống kê và báo cáo về các chỉ số SDGs cũng như đánh giá tác động của các chính sách và chương trình về BLPNTEG, đặc biệt là những người liên quan đến việc cải thiện tính sẵn có, khả năng tiếp cận và chất lượng của các dịch vụ thiết yếu cho nạn nhân.
Dữ liệu hành chính về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái
5.12. Những khuyến nghị vềcủng cố dữ liệu hành chính củng cố dữ liệu hành chính về BLPNTEG
Đảm bảo rằng việc thu thập dữ liệu về BLPNTEG tuân thủ các yêu cầu về an toàn dữ liệu và bảo mật. Đảm bảo các bộ và cơ quan có các chính sách bảo mật và bảo mật dữ liệu và có luật pháp quốc gia để đảm bảo quyền công dân và bảo vệ an toàn dữ liệu. Đào tạo về vấn đề giới và quy tắc cơ bản về
BLPNTEG trong quá trình thu thập, chia sẻ, tổng hợp, phân tích và phổ biến nguyên tắc đạo đức, an toàn và bảo mật cho chuyên gia tham gia thu thập thông tin. Tăng cường cam kết chính trị và thể chế rõ ràng từ chính quyền địa phương, quốc gia và địa phương trong việc thu thập dữ liệu hành chính về BLPNTEG. Tăng cường cách tiếp cận có hệ thống, phối hợp liên ngành trong phòng chống BLPNTEG giữa những cơ quan, cá nhân có liên quan hoặc chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu hành chính như pháp lý, công an, y tế, xã hội và các lĩnh vực khác, tổ chức xã hội dân sự (CSO) và tổ chức phi chính phủ (NGO).
Chỉ định hoặc thành lập một hoặc nhiều cơ quan chính thức chịu trách nhiệm tổng hợp, phân tích và phổ biến thông tin về BLPNTEG từ các bộ, cơ quan và phối hợp, thực hiện, giám sát và đánh giá các chính sách và sáng kiến nhằm loại bỏ BLPNTEG để đảm bảo tính bền vững và hài hòa trong thu thập dữ liệu. Các tổ chức xã hội dân sự (CSO) và tổ chức phi chính phủ (NGO) phải được tham vấn về hệ thống thu thập dữ liệu quốc gia, vì các đơn vị này thường cung cấp các dịch vụ cho nạn nhân bạo lực.
R. Haarr, Xem xét và đánh giá các nguồn dữ liệu hành chính về bạo lực đối với trẻ em (New York, UNICEF, 2017).UNODC, Phân loại tội phạm quốc tế cho mục đích thống kê, Version 1.0 (2015). UNODC, Phân loại tội phạm quốc tế cho mục đích thống kê, Version 1.0 (2015).
Van den Eynden và các tác giả khác, Quản lý và chia sẻ dữ liệu. Lưu trữ dữ liệu ở Vương quốc Anh (Đại học Essex, Vương quốc Anh, 2011). Ibid.
Ibid.
UNSD, Hướng dẫn sản xuất thống kê về bạo lực đối với phụ nữ: Khảo sát thống kê (2014).
Hội đồng Châu Âu, Thu thập dữ liệu hành chính về bạo lực gia đình tại các nước thành viên Hội đồng Châu Âu, Tổng cục Nhân quyền và Pháp lý, Bình đẳng giới và Phòng chống buôn bán (2008).
Viện bình đẳng giới châu Âu, Thu thập dữ liệu hành chính về bạo lực đối với phụ nữ: Thực hành tốt (2016). UNICEF, Xem xét và đánh giá của UNICEF về các nguồn dữ liệu hành chính về bạo lực đối với trẻ em (2017). 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9.
CHƯƠNG 6